29/09/2017 07:49        

Cần sớm ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật”

Cần sớm ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” 

Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ quy định về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012.Nghị định này quy định cụ thể đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật; nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật, hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Đặc biệt làquy định cụ thể về mục đích của hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Theo đó, theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Căn cứ Nghị định này, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật trên phạm vi cả nước, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Qua theo dõi triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2013, Bộ Tư pháp đã ghi nhận những chuyển biến rõ nét và tích cực trong nhận thức của các Bộ, ngành và địa phương về tầm quan trọng của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Một số bộ, ngành và địa phương đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật. 
Để có hướng dẫn cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh triển khai và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, ngày 15/5/2014, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 14/2014/TT-BTP quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, văn bản này đã quy định chi tiết, cụ thể về nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật theo hướng “cầm tay chỉ việc”, với hy vọng tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Tuy nhiên, qua gần 05 năm triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, các quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Thông tư số 14/2014/TT-BTP cũng còn bộc lộ những khó khăn, vướng mắc, bấp cập về thể chế như sau:
- Điều 2 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP chỉ quy định đối tượng áp dụngđối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, không quy định đối tượng cụ thể là cá nhân trực tiếp, chỉ có Khoản 3 Điều 5 nêu đích danh công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương; cũng tại khoản 3,Điều 5, quy định phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quản lý ở địa phương nhưng thực tế là rất rộng, trên nhiều lĩnh vực, do đó nội dung theo dõi dàn trải và không tránh khỏi việc theo dõi thi hành pháp luật còn mang tính hình thức, không đem lại hiệu quả cao; không có bảng tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật.
- Khoản 1 Điều 7, quy định nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật là tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Nội dung này trùng lắp với hoạt động của Phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Sở Tư pháp. Khoản 3, Điều 7, quy định nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật là tình hình tuân thủ pháp luật, nội dung theo dõi quá rộng và không cụ thể. Đồng thời, tại Điều 7 cũng quy định Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung như tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; tuân thủ pháp luật song vẫn chưa đưa ra được những tiêu chí cụ thể để xác định trách nhiệm của các cơ quan này cũng khiến cho hoạt động theo dõi pháp luật chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. 
- Điều 8,quy định tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền nhưng chưa hướng dẫn cụ thể.
- Khoản 3,Điều 10, quy định nội dung xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật là mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhưng không có tiêu chí xác định “mức độ tuân thủ” là như thế nào (tốt/xấu/trung bình).
- Tại Điều 12 quy định kiểm tra tình hình thi hành pháp luật nhưng không cụ thể hóa các nội dung kiểm tra;Điều 14, quy định xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhưng không quy định rõ các hình thức xử lý như thế nào, không cụ thể hóa thẩm quyền xử lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Điều 16, quy định Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm ban hành Chỉ tiêu thống kê ngành làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định này, nhưng cho đến nay, các cơ quan này cũng chưa tham mưu ban hành chỉ tiêu thống kê ngành để làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật.
Vì vậy, thời gian tới, việc đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là yêu cầu bức thiết đặt ra. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong việc triển khai các quy định của Hiến pháp 2013 và các chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và bám sát kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước đến năm 2020. Do vậy, đề xuất Bộ Tư pháp cần chủ động chủ trì, phối hợp với với các Bộ, ngành, địa phương sớm xây dựng, trình Chính phủ xem xét, ký ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” chính là nhằm cụ thể hóa một bước quy định của Hiến pháp 2013 và các Luật về tổ chức khác, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trong tình hình mới ở nước ta hiện nay, làm tiền đề cho việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013.

Lệ Phượng
 
Công tác hòa giải cơ sở ở Khánh Hòa, thực trạng và giải pháp
Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa: Vượt chỉ tiêu cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến
Kết quả cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh trên địa bàn tình Khánh Hòa
Thành phố Cam Ranh triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Khánh Hòa: Rà soát, đánh giá tác động 05 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
Khánh Hòa: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2017
Một số kết quả sau 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Kết quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2017, khó khăn và hạn chế
Công tác hỗ trợ Doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2017, những kết quả đạt được; khó khăn và đề xuất
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Một số giải pháp kiểm soát tình hình tội phạm liên quan đến bạo lực trong thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Một số khó khăn, vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành về hành chính công
Vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ Ban thường vụ Quốc hội ban hành về hành chính công
Vướng mắc trong triển khai thực hiện Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28/12/2015 của Bộ Tư pháp
Một số vướng mắc về quy định phân cấp cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện cửa hàng bán LPG chai theo Nghị định số 19/2016/NĐ-CP của Chính phủ
Bàn về những bất cập khi triển khai Luật Bình đẳng giới
Vài ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật hình sự
Một số suy nghĩ về dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý
Cần có quy định về truyền thông đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý.
Không đưa Phòng công chứng vào danh mục chuyển thành Cty cổ phần

  • Tiếc
    16/04/2024
    Một ông nổi tiếng keo kiệt phải cấp cứu vì ăn nhầm nấm độc. Sau khi được bác sỹ rửa ruột, tiêm thuốc, ông ta hồi tỉnh lại. Trước khi cho xuất viện, báo sỹ hỏi:
  • Giải đáp
    16/04/2024
    Bà vợ hỏi ông chồng: - Tại sao người ta chọn Giờ Trái đất vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm ông nhỉ?
  • Món ngon
    16/04/2024
    Hai bợp nhậu ngồi tám chuyện: - Đố ông, trong các món mồi nhậu, con gì ngon nhất?
Số lượt truy cập: 505722