24/10/2017 13:00        

Công tác hỗ trợ Doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2017, những kết quả đạt được; khó khăn và đề xuất

Công tác hỗ trợ Doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2017, những kết quả đạt được; khó khăn và đề xuất

Thực hiện Quyết định số 108/QĐ-BTP ngày 23/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2017, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 17/5/2017 ban hành Kế hoạch bổ sung công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2017 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (sau đây gọi là Quyết định số 1374/QĐ-UBND), trong đó xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2017 là lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong năm 2017, tỉnh Khánh Hòa đã đạt được một số kết quả trong công tác thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp như sau:

Về công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện
Căn cứ Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 1374/QĐ-UBND, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp chức Tọa đàm về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2017 trong tháng 10/2017, với sự tham gia của đại diện các sở, ngành (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền Thông, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa; đại diện VCCI Khánh Hòa; Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa; Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Khánh Hòa và đại diện các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh). Đồng thời, UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Tư pháp tiến hành điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với 150 phiếu khảo sát dành cho doanh nghiệp (được tổ chức, hoạt động trong khoảng thời gian 02 năm (tính từ thời điểm được thành lập), với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - thương mại, thông tin - truyền thông và xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
UBND tỉnh đã thành lập Đoàn Kiểm tra và tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (ban hành kèm theo Quyết định số 2322/QĐ-UBND ngày 10/8/2017) tại Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa do Lãnh đạo Sở Tư pháp làm Trưởng Đoàn.

Những kết quả đạt được 
UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, để tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận được các chính sách, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở tiến hành tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới, các chính sách về nông nghiệp, nông thôn, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp,….và một số chính sách của Trung ương đến các tổ chức, cá nhân được biết.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh, Sở Công thương đã phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Sở Công thương còn thực hiện tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng: thực hiện 06 chương trình khuyến công trên truyền hình, phát hành 02 Bản tin Khuyến công và Xúc tiến thương mại Khánh Hòa; phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa tuyên truyền chương trình đào tạo, tập huấn, giới thiệu các mô hình trình diễn về cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm mới thuộc chương trình khuyến công.
- Trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện xây dựng các kênh thông tin điện tử như: Chuyên mục “Thông tin cơ quan báo chí, doanh nghiệp” qua chuyên mục này đã truyền tải các nội dung về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; phổ biến pháp luật chuyên ngành; danh sách doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thông tin và truyền thông và chuyên mục “Hỏi đáp” để tiếp nhận, giải đáp vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư, kinh doanh trên Trang thông tin điện tử của Sở tại địa chỉ: http://stttt.khanhhoa.gov.vn; đồng thời, Sở Thông tin và Truyền Thông gửi những văn bản hướng dẫn phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của ngành qua thư điện tử của doanh nghiệp nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ, minh bạch thông tin về quy hoạch, kế hoạch, chính sách và hoạt động lĩnh vực thông tin và truyền thông để các doanh nghiệp định hướng hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của mình, góp phần tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nghiệp. Hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các VBQPPL mới ban hành. Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý.
Ngoài ra, ngay sau khi văn bản pháp luật được ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phổ biến đến các doanh nghiệp bằng các hình thức như: phát hành công văn phổ biến văn bản pháp luật mới thuộc các lĩnh vực đến các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt quy định mới; đăng tải các văn bản pháp luật trên website và công bố công khai tại trụ sở các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, ...

Khó khăn, hạn chế và đề xuất, kiến nghị
Bên cạnh những mặt đạt được, công tác thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa cũng có những tồn tại, hạn chế, vướng mắc về thể chế; trong tổ chức thực hiện như: lực lượng nhân sự đảm nhận công tác hỗ trợ doanh nghiệp tại địa phương vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của công tác này dù UBND tỉnh luôn ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp; quy mô hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn hẹp. Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chưa phát huy tác dụng, còn phân tán; các doanh nghiệp khởi nghiệp còn khó khăn về nguồn vốn. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng không muốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn vì không đảm bảo khả năng tài chính; các quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng còn rời rạc, chưa thống nhất, có sự xung đột. 
Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cần tập trung thực hiện đồng bộ những giải pháp và đề xuất, kiến nghị các giải pháp như: hoàn thiện thể chế, pháp luật (việc ban hành các cơ chế, chính sách phải cụ thể; tăng cường thực hiện các hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát và thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố; thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị điều chỉnh hoặc bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp, chồng chéo. Cần có cơ chế huy động sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan nhà nước thực hiện độc lập, cung cấp thông tin về thi hành pháp luật; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa được xây dựng để triển khai thực hiện nên rất khó khăn trong việc đánh giá, tổng hợp đầy đủ, toàn diện công tác thi hành pháp luật trên địa bàn. Do đó, đề nghị Chính phủ và Bộ Tư pháp cần ban hành chính sách pháp luật cụ thể hơn về theo dõi thi hành pháp luật); các điều kiện đảm bảo (cần có cơ chế huy động sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan nhà nước thực hiện độc lập, cung cấp thông tin về thi hành pháp luật; tăng cường mở các lớp đào tạo tập huấn cho cán bộ, công chức tại các đơn vị để nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; đánh giá toàn diện vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế quốc dân; thay đổi tư duy quản lý nhà nước bằng tư duy phục vụ doanh nghiệp; tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài; cần đảm bảo đủ nguồn lực về điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực cho công tác theo dõi thi hành pháp luật, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động theo dõi thi hành pháp luật như: công tác kiểm tra, điều tra, khảo sát, thống kê… Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ làm công tác theo dõi thi hành pháp luật). Các đề xuất, kiến nghị như: đối với Chính phủ (đối với các chính sách hỗ trợ được quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 119/2016/NĐ-CP, Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT, kiến nghị có sự điều chỉnh về nguyên tắc, điều kiện, quy trình thủ tục thực hiện để các đối tượng được tiếp cận với chính sách thuận lợi hơn; đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung biên chế chuyên trách công tác theo dõi thi hành pháp luật tại các địa phương: đối với với Bộ, ngành (đề nghị Bộ Công thương hoàn chỉnh Dự thảo khung về chính sách thương mại để phục vụ việc sửa đổi Luật Thương mại năm 2005; đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu chỉnh sửa Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 theo hướng quy định ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp; sửa đổi Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT theo hướng giảm tần suất kiểm tra, giám sát định kỳ cơ sở để cơ sở có thời gian khắc phục, sửa chữa các lỗi sai; quy định độ tuổi, trình độ học vấn cho các cá nhân có nhu cầu học để cấp giấy Chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc BVTV, về phân bón để đủ điều kiện buôn bán vật tư nông nghiệp; đề nghị Bộ Tư pháp sớm có văn bản hướng dẫn chi tiết việc xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh và kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với cán bộ tại Sở Tư pháp và cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các sở, ban, ngành tỉnh. Tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn nhằm tăng cường hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; cẩm nang pháp luật cho doanh nghiệp và cẩm nang kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp; hướng dẫn xây dựng bản tin hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất để công tác này được hướng dẫn chi tiết, khả thi và có hiệu quả; đề nghị Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tăng cường các điều kiện đảm bảo cần thiết cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (kinh phí, biên chế…); thành lập các Phòng pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (theo chỉ đạo tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ), đáp ứng nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật trong ngành; bổ sung kinh phí cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật để địa phương có điều kiện tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đồng thời có kinh phí tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trên nhiều lĩnh vực và địa bàn, cần quy định cụ thể kinh phí công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thành kinh phí riêng, không nằm trong kinh phí của đơn vị được ngân sách cấp; cho phép các địa phương xác định lĩnh vực trọng tâm trong kế hoạch công tác theo dõi thi hành pháp luật hàng năm căn cứ theo tình hình thực tế của xã hội, phù hợp với số lượng biên chế đảm nhiệm công tác này; đề nghị Bộ Tư pháp tăng cường tổ chức tập huấn nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ được phân công theo dõi thi hành pháp luật).

Lệ Phượng





 
Công tác theo dõi thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh tại khánh Hòa
Đẩy mạnh các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật xử lý VPHC năm 2018
Công tác hòa giải cơ sở ở Khánh Hòa, thực trạng và giải pháp
Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa: Vượt chỉ tiêu cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến
Kết quả cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh trên địa bàn tình Khánh Hòa
Thành phố Cam Ranh triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Khánh Hòa: Rà soát, đánh giá tác động 05 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
Khánh Hòa: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2017
Một số kết quả sau 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Kết quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2017, khó khăn và hạn chế
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Cần sớm ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật”
Một số giải pháp kiểm soát tình hình tội phạm liên quan đến bạo lực trong thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Một số khó khăn, vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành về hành chính công
Vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ Ban thường vụ Quốc hội ban hành về hành chính công
Vướng mắc trong triển khai thực hiện Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28/12/2015 của Bộ Tư pháp
Một số vướng mắc về quy định phân cấp cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện cửa hàng bán LPG chai theo Nghị định số 19/2016/NĐ-CP của Chính phủ
Bàn về những bất cập khi triển khai Luật Bình đẳng giới
Vài ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật hình sự
Một số suy nghĩ về dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 1218991