Hòa giải cơ sở có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời là một phương thức quan trọng trong việc tuyên truyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước tại cơ sở.
Tại Khánh Hòa, công tác hòa giải cơ sở đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đặc biệt là ở cấp ủy, chính quyền ở cơ sở, cùng với sự nỗ lực của cơ quan chuyên môn, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận do vậy đã đạt được nhiều thành tích nổi bật.
Tại báo cáo sơ kết 03 năm triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở của UBND tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh đã thành lập được 1.019 tổ hòa giải cơ sở trên 994 thôn, tổ dân phố với 5.664 hòa giải viên. Có thể nói, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện thành công việc thành lập tổ hòa giải cơ sở ở tất cả các tổ dân phố, thôn, bản, bình quân mỗi tổ hòa giải có trên 05 thành viên cả nam và nữ, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thành viên là người dân tộc. Có những thôn, tổ dân phố đông dân cư đã thành lập 02 tổ hòa giải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại địa bàn; các tổ hòa giải và hòa giải viên được tổ chức và kiện toàn theo đúng quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Các hòa giải viên được bầu đều bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện quy định và có tinh thần nhiệt tình với công việc. Đây là những yếu tố quan trọng giúp hoạt động hòa giải ở các địa phương đạt hiệu quả, được chính quyền và Nhân dân ghi nhận. 03 năm qua, các tổ hoà giải trên địa bàn tỉnh đã tiến hành thụ lý 2.537 vụ việc. Trong đó, tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự có 1.214 vụ việc; hôn nhân gia đình có 297 vụ việc; lĩnh vực khác có 1.026 vụ việc. Kết quả, đã hòa giải thành 2.177 vụ việc đạt 85.8%; hòa giải không thành 360 vụ việc đạt 14.2%. Trong năm 2017, toàn tỉnh tiếp nhận 686 vụ việc, hòa giải thành 640 vụ (đạt 93.29%), tỉ lệ hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước (năm 2016 tiếp nhận 663 vụ, hòa giải thành 549 vụ đạt 82.8%). Thông qua hoạt động hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai và các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ Nhân dân, hòa giải cơ sở lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, giữ gìn hạnh phúc gia đình, tình làng nghĩa xóm, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp và các vụ kiện đưa ra xét xử tại Tòa án. Đây là những thành tích đáng được ghi nhận trong hoạt động hòa giải cơ sở của các tổ hòa giải trong toàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả nêu trên vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được phân tích để có giải pháp khắc phục giúp cho hòa giải cơ sở hoạt động có hiệu quả hơn.
Trong phạm vi bài này, chỉ nêu và phân tích một trong các hạn chế