04/07/2018 23:51
|
Triển khai Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
Triển khai Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
(Ảnh minh họa)
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) có hiệu lực từ ngày 01/7/2018, với nhiều quy định mới đáng chú ý: Những nội dung liên quan đến quyền lợi của người yêu cầu bồi thường: So với Luật TNBTCNN 2009, Luật TNBTCNN 2017 có nhiều điểm mới căn bản, có tác động tới việc tổ chức thi hành Luật của các cơ quan nhà nước trong cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án ở các cấp; Về các cơ chế yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường, Luật quy định nhiều cơ chế để yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường, trong đó, bên cạnh cơ chế yêu cầu và giải quyết bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, Luật quy định người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án yêu cầu bồi thường sau khi đã có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính tại Tòa án; Về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật bổ sung nhiều trường hợp được bồi thường trong cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; Về thiệt hại được bồi thường, Luật bổ sung nhiều loại thiệt hại được bồi thường, lượng hóa một số thiệt hại được bồi thường và tăng mức thiệt hại về tinh thần trong hoạt động tố tụng hình sự. Về thủ tục giải quyết bồi thường, Luật sửa đổi căn bản, toàn diện các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo hướng rút ngắn thời hạn giải quyết bồi thường, quy định rõ hơn hồ sơ yêu cầu bồi thường, bổ sung quy định về tạm ứng kinh phí bồi thường và bổ sung một số quy định về hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết bồi thường… Đặc biệt, Luật bổ sung quy định về việc tham gia xác minh thiệt hại, tham gia thương lượng của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tài chính ở Trung ương và cấp tỉnh cũng như trách nhiệm của Viện kiểm sát tham gia thương lượng đối với các vụ việc trong hoạt động tố tụng hình sự. Về kinh phí bồi thường, Luật quy định cơ quan có trách nhiệm lập dự toán và quyết toán kinh phí bồi thường ở Trung ương là Bộ Tài chính và ở địa phương là Sở Tài chính; Về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại, Luật quy định tăng mức hoàn trả của người thi hành công vụ, quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan trong việc phối hợp xem xét, xác định trách nhiệm hoàn trả, đặc biệt là trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau cùng gây ra thiệt hại; Về quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, Luật quy định thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án, đồng thời, thu gọn đầu mối cơ quan quản lý nhà nước (ở Trung ương là Chính phủ và Bộ Tư pháp, ở địa phương là UBND cấp tỉnh).
Với những điểm mới chủ yếu nêu trên của Luật, để tổ chức thi hành Luật đạt hiệu quả, nhiều bộ, ngành ở Trung ương đã ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật trong phạm vi quản lý của mình. Ở địa phương, UBND tỉnh cũng đã ban Kế hoạch triển khai thi hành Luật chỉ đạo các cơ quan nhà nước các cấp, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Viện kiểm sát các cấp, Cơ quan thi hành án dân sự các cấp thực hiện một số
|
|
|
|
|
|