02/10/2017 13:28        

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ

Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 97/2017/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/10/2017.
Theo đó, Nghị định số 97/2017/NĐ-CP đã xác định các điều kiện cụ thể đối với tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện: Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật; Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Nghị định cũng bổ sung thêm thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành vào Khoản 3 Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP. Theo quy định, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị khiếu nại thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hoặc chỉ đạo người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giải quyết theo quy định của pháp luật về thanh tra và khiếu nại.
Nghị định bổ sung thêm thẩm quyền lập biên bản các hành vi không thuộc thẩm quyền xử phạt: Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không có thẩm quyền xử phạt quy định trên đây chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Quy định về hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính:
Người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp:Có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính; Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính; Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính; Có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ sai sót, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp: Có sai sót về nội dung làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định; Quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được ban hành dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định về xử lý vi phạm hành chính.
Trong các trường hợp sau đây, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới: Các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, khoản 2 Điều này; Có bản án, quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định về xử lý vi phạm hành chính bị khởi kiện
Ngoài ra, Nghị định số 97/2017/NĐ-CP cũng bổ sung thêm quy định về thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm. Theo quy định, trường hợp các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định trị giá hoặc số lượng của hàng cấm và khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm có tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo quy định tại Chương II Phần thứ hai Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm không thuộc trường hợp nêu trên thì không tiến hành xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính mà phải chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 12.
Thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm được xác định theo nguyên tắc sau: Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý Nhà nước thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó; Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc không phải là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc không phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đó để ra quyết định xử phạt.
Nghị định 97/2017/NĐ-CP cũng bổ sung việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng; người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Như vậy, người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng không còn nằm ngoài phạm vi đối tượng bị lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 
Bên cạnh đó, Nghị định 97/2017/NĐ-CP còn ban hành 55 mẫu biên bản và mẫu quyết định được sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính thay thế các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013.

Lệ Phượng


 
Đẩy mạnh các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật xử lý VPHC năm 2018
Công tác hòa giải cơ sở ở Khánh Hòa, thực trạng và giải pháp
Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa: Vượt chỉ tiêu cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến
Kết quả cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh trên địa bàn tình Khánh Hòa
Thành phố Cam Ranh triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Khánh Hòa: Rà soát, đánh giá tác động 05 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
Khánh Hòa: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2017
Một số kết quả sau 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Kết quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2017, khó khăn và hạn chế
Công tác hỗ trợ Doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2017, những kết quả đạt được; khó khăn và đề xuất
Cần sớm ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật”
Một số giải pháp kiểm soát tình hình tội phạm liên quan đến bạo lực trong thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Một số khó khăn, vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành về hành chính công
Vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ Ban thường vụ Quốc hội ban hành về hành chính công
Vướng mắc trong triển khai thực hiện Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28/12/2015 của Bộ Tư pháp
Một số vướng mắc về quy định phân cấp cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện cửa hàng bán LPG chai theo Nghị định số 19/2016/NĐ-CP của Chính phủ
Bàn về những bất cập khi triển khai Luật Bình đẳng giới
Vài ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật hình sự
Một số suy nghĩ về dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý
Cần có quy định về truyền thông đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý.

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 4401