Một số suy nghĩ về dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý
Nguyễn Thiện Hùng
Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa
Được biết, theo dự kiến kỳ họp vào tháng 5 tới đây Quốc hội sẽ thông qua Luật Trợ giúp pháp lý. Tại các tỉnh, thành phố các Đoàn đại biểu Quốc hội đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức vào dự thảo Luật này. Trong phạm vi nhận thức của cá nhân, xin có một số ý kiến sau đây tham gia vào dự thảo Luật.
1. Trợ giúp pháp lý là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó chứa đựng đầy tính nhân văn, nhân đạo nói chung và sự đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, của dân tộc. Hoạt động trợ giúp pháp lý cần hướng đến mục tiêu chất lượng cao của dịch vụ pháp lý đồng thời cũng cần huy động, động viên được nhiều nguồn lực của xã hội tham gia. Nhìn chung dự thảo Luật đã thể hiện tinh thần đó, tuy nhiên ở một vài quy định nên được nghiên cứu thêm. Lược nêu một số nội dung sau đây:
- Việc huy động nguồn lực cho hoạt động trợ giúp pháp lý, như tổ chức, cá nhân tham gia, cần một cơ chế thật thông thoáng, thuận tiện, dễ dàng. Đặt ra vấn đề ký hợp đồng là điều cần được cân nhắc. Trong dự thảo Luật lại không có nội dung của hợp đồng, không rõ hợp đồng được xây dựng thế nào, có những ràng buộc gì, phạm vi chịu trách nhiệm của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đến đâu …
- Hợp đồng chỉ được ký trong trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không bảo đảm đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý tại địa phương (Điều 14). Quy định này dễ làm cho người khác nghĩ rằng nhà nước không khuyến khích các tổ chức khác tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý. Mặt khác, nó được hiểu, khi mà nhu cầu trợ giúp pháp lý ở địa phương tăng lên thì Trung tâm tìm kiếm nơi để ký hợp đồng, và khi nhu cầu không còn nhiều thì lại thôi. Hơn nữa, ngay trong điều luật nói “hợp đồng chỉ được ký trong trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không bảo đảm đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý tại địa phương” làm cho bản thân các tổ chức, các cá nhân có tâm nguyện muốn tham gia vào công việc này cũng “mất hứng”, vì thấy rằng chỉ khi cơ quan này gặp khó họ mới gọi đến mình. Quy định này của luật có thể đã làm lệch đi mong muốn của Nhà nước có nhiều tổ chức, nhiều người, nhiều chuyên gia tham gia vào một công việc có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo này.
- Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý cần đơn giản, dễ dàng, thuận tiện cho người thực hiện để họ không mất nhiều thời gian, giảm các thủ tục không thật cần thiết. Quy định của dự thảo (Điều 39) đối với vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, hồ sơ phải có các giấy tờ: a) Văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý; b) Bản bào chữa, bản bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý; c) Bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án; văn bản tố tụng khác liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan tiến hành tố tụng cấp (nếu có). Thực ra hồ sơ chỉ cần các giấy tờ tại điểm a, điểm b, và tại điểm c chỉ cần duy nhất bản án của Tòa án là đủ. Trên thực tế cũng đã thấy không ít luật sư tham gia trợ giúp ph