16/02/2017 12:41        

Tình hình triển khai thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Tình hình triển khai thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Nhằm bảo đảm hoàn thiện hệ thống pháp luật và cụ thể hóa nội dung của Hiến pháp năm 2013, ngày 22/6/2015, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã Thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016. Đây một đạo luật rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của Việt Nam và được xem như là “Luật về làm luật”. 
Với tính chất đột phá nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc, tồn tại nhiều năm trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật năm 2015 có nhiều nội dung đổi mới quan trọng như: quy định rõ hơn khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, khái niệm quy phạm pháp luật, thẩm quyền về mặt nội dung, giảm bớt một số loại văn bản quy phạm pháp luật; quy định quy trình xây dựng chính sách trước quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước từ giai đoạn lập đề nghị, soạn thảo, góp ý, thẩm định, thẩm tra đến ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phân định rõ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp tỉnh (gồm: Quy định chi tiết những vấn đề được giao; tổ chức, bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định những vấn đề cụ thể tại địa phương…). Trong đó, có nhiều quy định đề cao vị trí, vai trò của ngành Tư pháp nói chung, của Sở Tư pháp nói riêng trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, như Sở Tư pháp là cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp phải được cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết tiếp thu, giải trình; …
1. Kết quả triển khai thi hành Luật năm 2015 
Căn cứ Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 11/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định số 3157/QĐ-UBND ngày 04/11/2015. Ngoài ra, để kịp thời chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp còn tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 04/3/2016 về việc triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tinh Khánh Hòa. Một số kết quả cụ thể đạt được như sau:
a) Tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung của Luật năm 2015
Thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Khoản 2 Mục II Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị giới thiệu nội dung Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, người làm công tác pháp chế của các sở, ngành; Hội nghị có sự tham gia đầy đủ, nghiêm túc của gần 200 đại biểu đại diện cho các sở, ban, ngành ở địa phương, các cơ quan truyền thông của tỉnh. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Khánh Hòa đã viết tin, bài tuyên truyền nội dung của Luật, Sở Tư pháp đưa nội dung Kế hoạch triển khai Luật trên Trang Thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã phát hành trên 350 bộ tài liệu đề cương giới thiệu Luật ban hành văn bản QPPL và toàn văn Luật cho các đối tượng có liên quan. 
b) Công tác tổ chức tập huấn chuyên sâu về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: 
Thực hiện nhiệm vụ tại Khoản 3 Mục II Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Sở Tư pháp đã phối hợp với Vụ Các vấn đề chung xây dựng pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn chuyên sâu Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho người làm công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Phòng Tư pháp cấp huyện tại khách sạn Novotel, Nha Trang. Thời gian tập huấn trong 03 ngày từ ngày 16 đến ngày 18/8/2016. Ngoài mục đích giới thiệu những nội dung mới, quan trọng của Luật ban hành VBQPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Hội nghị đã trang bị cho các cán bộ làm công tác xây dựng chính sách và soạn thảo văn bản của địa phương những kiến thức và kỹ năng lập đề nghị xây dựng VBQPPL; thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL; lập, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện danh mục văn bản quy định chi tiết; soạn thảo VBQPPL; thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL; các điều kiện bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL;.... Tại Hội nghị, các đại biểu đã có cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, giải đáp vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Luật liên quan đến trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, những hành vi bị cấm trong xây dựng văn bản, một số nội dung cần lưu ý về thể thức và kỹ thuật trình bày VBQPPL.
Ngoài ra, để tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác xây dựng văn bản cho công chức làm công tác pháp chế tại địa phương, Sở Tư pháp đã có công văn số 1768/STP-XDVB ngày 17/11/2016 gửi HĐND, UBND tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố về việc đề nghị cử cán bộ tham dự lớp tập huấn về kỹ năng xây dựng pháp luật thời gian 03 ngày tại thành phố Đà nẵng do Bộ Tư pháp tổ chức. 
Trong năm 2016, Lãnh đạo Sở Tư pháp còn cử nhiều cán bộ, chuyên viên tham gia các hội nghị, hội thảo của Trung ương về công tác xây dựng pháp luật như hội thảo “kinh nghiệm quốc tế về thu hút người dân tham gia vào quá trình XD và tham vấn chính sách trong hoạt động XD pháp luật” do Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, …
c) Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: 
Theo Khoản 2 Mục II Kế hoạch, Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện rà soát văn bản để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản QPPL đảm bảo thi hành hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đã báo cáo UBND tỉnh tại công văn số 2856/STP-XDVB ngày 31/12/2015 theo đúng tiến độ quy định. 
d) Về rà soát đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật (theo Điểm a Khoản 4 Mục II Kế hoạch):
Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp tại văn bản số 166/BC-UBND ngày 23/9/2016 về Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Theo báo cáo, hiện nay các sở, ngành chưa thành lập Phòng Pháp chế mà chỉ bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm (Tổng số cán bộ làm công tác pháp chế là 20 người, trong đó: Chuyên trách 01 người, kiêm nhiệm 19 người). Nhìn chung, lực lượng pháp chế tại địa phương còn thiếu, chất lượng không đồng đều, kinh nghiệm xây dựng pháp luật còn hạn chế nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra. Báo cáo cũng nêu rõ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế, chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức này. 
2. Một số khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thi hành Luật và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
Mặc dù, Sở Tư pháp đã chủ động thực hiện các hoạt động triển khai thi hành Luật và về cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch UBND tỉnh, Kế hoạch của Bộ Tư pháp nhưng vì Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 có rất nhiều điểm mới nên công tác triển khai thi hành Luật cũng còn một số khó khăn, hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
- Trong giai đoạn đầu triển khai thi hành Luật, một số sở, ngành ở địa phương còn lúng túng trong việc thực hiện các quy định có tính đột phá của Luật, chẳng hạn như yêu cầu cơ quan soạn thảo xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết; đánh giá tác động của chính sách; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết; trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc thẩm định chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết; trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật.
- Luật và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP có nhiều nội dung khó, mang tính kỹ thuật cao nhất nhưng nội dung quy định còn chung chung, chưa thật sự cụ thể, rõ ràng nhất là về quy trình xây dựng chính sách. Trong khi đó, các văn bản pháp luật có liên quan cũng như tài liệu tập huấn chuyên sâu hướng dẫn cụ thể, chi tiết những nội dung cần thiết của Luật và Nghị định lại chưa ban hành đầy đủ, kịp thời. 
- Gắn với công tác triển khai thi hành Luật ban hành văn bản QPPL là đội ngũ cán bộ pháp chế tại địa phương. Tuy nhiên, do khó khăn về biên chế nên tại các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, lực lượng này chưa được cũng cố, kiện toàn. Điều này đã tác động rất lớn đến của hoạt động xây dựng pháp luật và là nguyên nhân cơ bản hạn chế hiệu quả triển khai, thi hành Luật.
- Các văn bản hướng dẫn chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề cho người làm công tác pháp chế, văn bản quy định về mức chi cho công tác xây dựng văn bản phù hợp với các quy định mới của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 chưa được ban hành nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công tác này.
- Trong thời gian qua, mặc dù Bộ Tư pháp đã có văn bản hướng dẫn một số vướng mắc, kiến nghị của bộ, ngành, địa phương (công văn cố 4218/BTP-VĐCXDPL ngày 28/11/2016) nhưng các nội dung này chưa mang tính chất quy phạm và chưa giải quyết triệt để các vướng mắc phát sinh trong thực tế triển khai thi hành Luật, chẳng hạn như việc xác định tính quy phạm của Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện, thị xã, thành phố; việc xác định tính quy phạm của các đề án, chương trình do UBND cấp tỉnh ban hành; việc quy định thủ tục hành chính trong Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh; … 
3. Đề xuất, kiến nghị 
- Kiến nghị Bộ Tư pháp sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2012/NĐ-CP cho phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn của các địa phương. Theo đó, tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ chuyên ngành (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính) xây dựng Thông tư quy định về tổ chức bộ máy, biên chế của tổ chức pháp chế, quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề cho đội ngũ những nguời làm công tác pháp chế đặc biệt là cán bộ làm công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh và người quản lý công tác pháp chế tại Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp. 
- Bộ Tư pháp cần ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể về quy trình lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL và thẩm định dự thảo văn bản QPPL, quy trình thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản và có giải pháp kiện toàn tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên trách thực hiện việc kiểm tra, xử lý văn bản QPPL theo hướng chuyên nghiệp. Trước mắt, sớm biên soạn và phát hành các tài liệu hướng dẫn về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác soạn thảo văn bản QPPL, công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản (như Sổ tay nghiệp vụ đánh giá tác động của chính sách, Sổ tay kỹ năng soạn thảo văn bản QPPL; Sổ tay tình huống nghiệp vụ về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL) nhằm giúp các bộ, ngành, địa phương triển khai thuận lợi các công tác này.
- Kiến nghị Bộ Tư pháp, Học viện Tư pháp thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về công tác soạn thảo văn bản; kiểm tra, rà soát văn bản QPPL cho các địa phương, nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, bảo đảm cho hoạt động này đạt chất lượng, hiệu quả./.

Người viết: 
TRẦN VĂN DŨNG

 
Một số khó khăn, vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành về hành chính công
Vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ Ban thường vụ Quốc hội ban hành về hành chính công
Vướng mắc trong triển khai thực hiện Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28/12/2015 của Bộ Tư pháp
Một số vướng mắc về quy định phân cấp cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện cửa hàng bán LPG chai theo Nghị định số 19/2016/NĐ-CP của Chính phủ
Bàn về những bất cập khi triển khai Luật Bình đẳng giới
Vài ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật hình sự
Một số suy nghĩ về dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý
Cần có quy định về truyền thông đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý.
Không đưa Phòng công chứng vào danh mục chuyển thành Cty cổ phần
Hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho 5 nghìn người bán dâm
Sở Tư pháp Khánh Hòa: năm 2016 - Chỉ số hài lòng đạt 80.3%
KHÁNH HÒA: NHỮNG KẾT QUẢ TÍCH CỰC CỦA VIỆC TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI KHOA HỌC GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC.
Quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá
Chuyện ghi ở Tòa: Đoạn kết không có hậu của một tình bạn
Một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền pháp luật cho đồng dân tộc thiểu số.
Cần cơ chế để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật.
Mức phạt vượt đèn vàng ngang đèn đỏ không trái với Luật Giao thông đường bộ và có cơ sở thực tiễn
Điểm mới của Thông tư liên tịch thay thế Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính
Quy định mới về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Kết quả thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 37400