Kết quả thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Trên cơ sở các nội dung đề ra tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP tại Quyết định số 2857/QĐ-UBND ngày 11/11/2013. Đến nay, các nhiệm vụ chính đã triển khai thực hiện và đạt được kết quả đáng phấn khởi.
Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp; nâng cao chất lượng thẩm định môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 01 khu công nghiệp(KCN) Suối Dầu và 02 cụm công nghiệp(CCN) Diên Khánh và Đắc Lộc đang hoạt động. Trong đó, KCN Suối Dầu đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải(XLNT) tập trung công suất 5000 m3/ngày.đêm và CCN Diên Phú hệ thống XLNT tập trung công suất 1.500 m3/ngày.đêm; cả 02 hệ thống XLNT này được vận hành thường xuyên. Các nhà máy, cơ sở sản xuất đang hoạt động trong và ngoài KCN, CCN đã thực hiện Báo cáo kiểm soát ô nhiễm theo định kỳ theo hướng dẫn hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường(TNMT) và theo hồ sơ môi trường được duyệt. Chất lượng thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án ngày càng được nâng cao, số lượng báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh tăng so với các năm trước, quy trình thẩm định theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Công tác kiểm tra môi trường được chú trọng, thường xuyên xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của Sở nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường, đánh giá, phòng ngừa và kiểm soát kịp thời đối với công tác bảo vệ môi trường của các dự án đang trong giai đoạn xây dựng và các cơ sở đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở đó, Sở TNMT hướng dẫn các cơ sở có biện pháp khắc phục, xử lý chất thải(nước thải, khí thải, chất thải nguy hại,…), bổ sung và hoàn thiện các hồ sơ pháp lý theo đúng quy định của pháp luật; chuyển Thanh tra Sở xử lý nghiêm các cơ sở phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện lấy mẫu, kiểm tra, phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ TNMT quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Căn cứ vào kết quả phân tích mẫu và theo tiêu chí của Thông tư trên, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và biện pháp phải thực hiện để khắc phục ô nhiễm. Thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg và Quyết định 1788/QĐ-TTg, Sở đang hướng dẫn 02 cở sở là bãi rác thành phố Nha Trang và bãi NIX thải của Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Huyndai-Vinashin(HVS) làm thủ tục đưa ra khỏi Quyết định 64/2003/QĐ-TTg và 01 cơ sở thuộc danh mục là Bệnh viện Giao thông Vận tải Nha Trang do Bộ Giao thông vận tải quản lý theo thẩm quyền.
Về chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, Sở đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác khoáng sản; hướng dẫn, nhắc nhở các cơ sở khai thác khoáng sản thực hiện nộp tiền ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định.
Về bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị, khu du lịch, làng nghề. Đối với khu đô thị, khu du lịch, thực hiện nhiệm vụ “Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại khu vực nội thị xã, thị trấn, thành phố, khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp và vùng phụ cận: theo Quyết định số 3594/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh. Trong thời gian qua, đã tham mưu UBND tỉnh khuyến khích các cơ sở thuộc danh sách thực hiện thay đổi công nghệ sản xuất, di dời; đã hỗ trợ 06 lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư chấm dứt hoạt động, xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi công nghệ sản xuất đối với các lò gạch thủ công khác trên địa bàn thị xã Ninh Hòa; tiếp tục rà soát các cơ sở gây ô nhiễm trong khu đô thị, khu dân cư, khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu vực ngành nghề tập trung trên địa bàn tỉnh để tiếp nhận các cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải di dời. Hoàn thành và đưa vào sử dụng các bãi rác hợp vệ sinh, bãi chôn lấp hợp vệ sinh Lương Hòa(sử dụng vốn vay WB) phục vụ nhu cầu xử lý chất thải rắn cho thành phố Nha Trang đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử nghiệm các ô chôn lấp chất thải rắn thông thường, hệ thống xử lý nước rỉ rác. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh thôn Hòa Sơn, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển Chấu Á(ADB) đang được xây dựng và dần hoàn thiện để sớm đưa vào sử dụng. Xây dựng các phương án cải tạo, xử lý nước rỉ rác: hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có 09 bãi rác lớn đang được sử dụng để chôn lấp chất thải rắn thông thường và một số bãi rác nhỏ để tập trung chất thải rắn của các khu dân cư nông thôn, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí cho việc cải tạo các bãi rác còn lại, đã cải tạo và hoàn thiện hệ thống xử lý nước rỉ rác của bãi rác Ninh An, thị xã Ninh Hòa. Đối với làng nghề, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án “Điều tra, phân loại làng nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và đề xuất các biện pháp quản lý”, Sở TNMT là đơn vị được giao chủ trì thực hiện với mục tiêu chính: phân loại các cơ sở trong làng nghề ở Khánh Hòa theo 03 nhóm(A, B, C) được quy định tại Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ TNMT quy định về bảo vệ môi trường làng nghề; đánh giá được hiện trạng và mức độ tác động của làng nghề đến môi trường, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đối với từng loại hình làng nghề trên địa bàn tỉnh. Về kiểm soát nhập khẩu phế liệu, từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hoạt động nhập khẩu phế liệu.
Về kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học, an toàn sinh học, thực hiện Luật Đa dạng sinh học và kế hoạch hành động về bảo vệ đa dạng sinh học, an toàn sinh học đến 2020 trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên nghành quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học theo quyết định số 3194/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa; đã xây dựng và triển khai thực hiện đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học. Đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học rừng tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay, Khánh Hòa đang tiếp tục triển khai thực hiện việc bảo tồn 04 loài đặc hữu, quý hiếm tại bán đảo Cam Ranh; sưu tập và bảo tồn chuyển vị 20 loài cây bản địa quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà; tiếp tục cập nhật dữ liệu và đánh giá lại hiện trạng đa dạng sinh học trong Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang. Bước đầu đánh giá sinh vật ngoại lai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và đề xuất các biện pháp quản lý.
Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Sở TNMT đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, các lớp tập huấn nhằm cung cấp kiến thức, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường(tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày môi trường trong năm: Ngày Môi trường thế giới 5/6; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Hội nghị phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2014; Thiết kế Bản đồ đa dạng sinh học phục vụ du lịch); in ấn các ấn phẩm truyền thông về đa dạng sinh học và an toàn sinh học cũng như tổ chức các chuyến tham quan thực tế tại Vườn Quốc gia Côn đảo và Vườn Quốc gia Núi Chúa nhằm nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học cho cán bộ, công chức các Sở, Ban, Ngành và UBND cấp huyện; tham mưu hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cấp huyện khi có yêu cầu. Phối hợp thực hiện các Chương trình hành động đã ký kết với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Khánh Hòa và các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Bố trí và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sự nghiệp môi trường, tập trung giải quyết vốn sự nghiệp môi trường đối với các vấn đề môi trường cấp thiết phục vụ cho công tác quản lý. Công tác thẩm định báo cáo ĐTM đạt chất lượng tốt, trong năm 2014 đã tổ chức thẩm định 61/61 báo cáo ĐTM, 100% hồ sơ được giải quyết đúng quy định. Kiện toàn bộ máy tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ TNMT và Bộ Nội vụ.
Trọng Tuệ