17/12/2015 14:41
|
Một số kỹ năng và kinh nghiệm thẩm định văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh qua thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật của Sở Tư pháp Khánh Hòa
Một số kỹ năng và kinh nghiệm thẩm định văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh qua thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật của Sở Tư pháp Khánh Hòa
I. Vai trò của công tác thẩm định trong trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh. Sau khi Luật Ban hành văn bản quy phạm phạm luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các văn bản triển khai thi hành Luật có hiệu lực, công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) tại Khánh Hòa đã từng bước đi vào nề nếp và đạt kết quả đáng khích lệ. Nhiều văn bản được ban hành có chất lượng cao kịp thời giải quyết những vấn đế lớn, cấp bách của địa phương trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, an sinh xã hội,... góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Một trong các khâu then chốt quyết định chất lượng của văn bản QPPL cấp tỉnh được ban hành đó là việc thẩm định văn bản do Sở Tư pháp thực hiện. Trong đó, Sở Tư pháp thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, dự thảo quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trong cơ chế thẩm định văn bản QPPL, Sở Tư pháp giữ vai trò là “người gác cổng” về mặt pháp lý, giúp hoàn thiện dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị trước khi cơ quan có thẩm quyền thông qua hoặc ký ban hành, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ và khả thi của văn bản QPPL trong triển khai thực hiện. Tính đến 18/11/2015, Sở đã đã tiếp nhận, tiến hành và hoàn thành việc thẩm định 50 dự thảo văn bản QPPL của tỉnh gồm 19 Nghị quyết và 31 Quyết định;góp ý 24 văn bản QPPL gồm 04 Nghị quyết và 20 Quyết định. Nhìn chung, công tác thẩm định của Sở Tư pháp được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục, đảm bảo tiến độ về thời gian luật định; Nội dung thẩm định đúng quy định và phù hợp với thực tiễn địa phương. Nội dung các văn bản thẩm định đều có phân tích, đánh giá và đưa ra các căn cứ viện dẫn. Nhiều báo cáo thẩm định có chất lượng cao với nhiều nhận xét, đánh giá vừa mang tính tư vấn, vừa có tính phản biện và hướng đề xuất chỉnh sửa cụ thể để giúp cơ quan soạn thảo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện văn bản.
Ảnh: Quang cảnh một cuộc họp góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Sở Tư pháp Khánh Hòa tổ chức II. Một số kỹ năng và kinh nghiệm thẩm định văn bản QPPL cấp tỉnh qua thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật của Sở Tư pháp Khánh Hòa. Chất lượng và hiệu quả của công tác góp ý, thẩm định văn bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng một trong số yếu tố quan trọng phải kể đến đó là kinh nghiệm góp ý, thẩm định VBQPPL. - Để làm tốt nhiệm vụ, góp ý, thẩm định, ngay từ đầu năm, Sở Tư pháp đã chỉ đạo Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản QPPL chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác trong năm. Trong đó, xác định mục tiêu góp ý, thẩm định 100% các văn bản QPPL được đề nghị, đảm bảo đúng thời gian, chất lượng và hiệu quả. Thực hiện mục tiêu đề ra, Phòng đã tuân thủ chặt chẽ quy trình xử lý công việc qua các bước: Thụ lý hồ sơ; Phân loại theo các tiêu chí (loại việc: góp ý, thẩm định, loại văn bản: Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị); phân công nhiệm vụ; theo dõi, giám sát thời gian, tiến độ thực hiện và chất lượng công việc, lưu trữ hồ sơ. Trong đó chú ý đến việc cập nhật thông tin dự thảo thuộc chương trình ban hành văn bản QPPL đã được HĐND và UBND tỉnh ban hành từ đầu năm. Qua đó, theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch ban hành văn bản để kịp thời có công văn đề nghị cơ quan
|
|
|
|
|
|