Bán đấu giá tài sản - Những bất cập cần khắc phục.
Hoạt động bán đấu giá tài sản trên thế giới đã được phát triển từ khá lâu, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Đối với Việt Nam, thuật ngữ “Bán đấu giá tài sản” còn khá mới mẻ đối với công chúng; Pháp luật Việt Nam chỉ chính thức ghi nhận hoạt động bán đấu giá tài sản từ năm 1989 bằng sự ra đời của Pháp lệnh Thi hành án dân sự 1989 và chỉ áp dụng riêng đối với việc bán đấu giá tài sản đã kê biên để đảm bảo thi hành án. Hoạt động bán đấu giá tài sản tại Việt Nam chỉ thực sự có một văn bản quy phạm pháp luật quy định riêng cho việc bán đấu giá tài sản từ năm 1996 với sự ra đời của Nghị định 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản.
Ảnh minh họa
Mặc dù “sinh sau đẻ muộn”, nhưng hoạt động bán đấu giá tài sản đã chứng minh được nó không chỉ quan trọng đối với hoạt động kinh tế của mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp, mà nó còn quan trọng đối với mỗi người, mỗi gia đình bởi lợi ích mà nó đem lại, thể hiện ở việc từ năm 1996 đến 2010 đã có đến 03 Nghị định của Chính phủ được ban hành để điều chỉnh hoạt động này mà gần nhất là Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010. Cũng chính bởi hoạt động bán đấu giá tài sản luôn gắn liền với lợi ích, nên nhiều khó khăn, bất cập và cả tiêu cực cũng từ đó phát sinh. Ở góc độ của cơ quan quản lý, nhà nước cũng đã liên tục có sự điều chỉnh hành lang pháp lý cho phù hợp hơn khi hội nhập kinh tế quốc tế; cũng như giúp cho hoạt động bán đấu giá tài sản ngày càng chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, thực tiễn cho thấy, pháp luật hiện hành về đấu giá tài sản đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung kịp thời, cụ thể:
- Thứ nhất, quy định về đấu giá tài sản trong các lĩnh vực chuyên ngành tương đối đa dạng, bao gồm quy định về đấu giá quyền sử dụng đất; đấu giá tài sản để thi hành án; đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước; đấu giá tài sản thuộc sở hữu Nhà nước; đấu giá quyền khai thác khoáng sản; đấu giá di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; đấu giá quyền sở hữu trí tuệ… Tuy nhiên, sự không đồng bộ, manh mún, chồng chéo và trùng lắp thể hiện rõ ở các quy định