Tổ hòa giải thôn Nông Trường (Ninh Sim, Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa):
Điểm sáng trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Với tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình, luôn bám địa bàn để hiểu rõ nguồn gốc của tranh chấp trước khi hòa giải mâu thuẫn…nên nhiều năm liền công tác hòa giải của Tổ hòa giải thôn Nông Trường (xã Ninh Sim, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đạt được kết quả cao, góp phần tích cực xây dựng cuộc sống bình yên ở địa phương.
* Từ công khai, minh bạch trong công việc của thôn…
Vốn là nông trường quốc doanh thuộc Trung ương, rồi thuộc doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh, đến năm 2001 thôn Nông Trường được giao về cho xã Ninh Sim quản lý. Toàn thôn hiện có 126 hộ với 524 khẩu, đa số có nguồn gốc là thanh niên xung phong và dân đi kinh tế mới. Đất đai ở đây màu mỡ, nên dù sinh sống bằng nghề nông với cây trồng chủ yếu là mía và thuốc lá, đời sống kinh tế của người dân trong thôn nhìn chung tương đối khá, cả thôn chỉ có 4 hộ nghèo.
Ông Trưởng thôn Phạm Phú (sinh năm 1952) cho biết: Đây là vùng “đất lành” nên “chim” từ 20 tỉnh trong cả nước kéo nhau về làm tổ, chủ yếu thuộc các tỉnh Bắc Trung bộ (thuộc khu 3, khu 4 cũ). Do đặc điểm nguồn gốc nên tính cục bộ địa phương, vùng miền vẫn còn tồn tại trong đời sống người dân. Phần lớn người dân trong thôn xuất thân từ giai cấp công nhân nên ý thức chấp hành các quy định nhà nước của họ nhìn chung rất cao và họ cũng rất tinh ý. Khi có gì chưa rõ là họ thắc mắc ngay, vì vậy, mọi cái đều phải thật sự dân chủ, công khai và minh bạch. Điều quan trọng nhất là cán bộ thôn phải gương mẫu tiên phong trong mọi việc.
Để minh họa cho điều mình nói, ông kể: Theo quy hoạch, xã sẽ mở rộng trục đường chính của thôn từ 4m lên 8m, chiều dài con đường là 1900m. Qua công tác vận động có hơn 100 hộ chấp hành, chỉ còn vài hộ là chưa thông. Và ông trưởng thôn đã đi đầu trong việc tự dỡ hàng rào nhà mình lùi vào trước, thấy vậy những hộ còn lại đã vui vẻ chấp hành. Khi bắt đầu thi công, Ban đại diện thôn có suy nghĩ: mỗi lần làm là một lần khó, nên họp dân để có ý kiến với xã cho kéo dài việc nâng cấp đoạn đường lên 2400m. Phần vượt trội 500m thực hiện theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”– kinh phí nhà nước 7 phần, người dân chịu 3 phần. Thôn tổ chức họp, khi nghe cán bộ giải thích cặn kẻ, hợp lý về lợi ích của việc đóng góp để mở đường, mọi người đồng tình hưởng ứng. Và xã cũng đồng ý với đề xuất của thôn.
Thừa thắng xông lên. Nhận thấy con đường nếu được kéo dài thêm 700m nữa là ra đến tận ruộng mía, thuận lợi cho việc thu hoạch mía của người dân bán cho nhà máy. Vậy là tiếp tục lấy ý kiến người dân. Thôn đề nghị xã cho thực hiện theo phương án: kinh phí làm đường lấy từ nguồn tiền tu sửa đường do 2 Công ty Đường mua mía tại địa phương trả, phần còn thiếu thì huy động dân trong thôn đóng góp. Người dân đồng tình nên việc nâng cấp, mở rộng con đường đạt được kết quả như mong đợi.
Không chỉ trong việc làm đường, các việc khác của thôn như xây dựng khu văn hóa, làm cổng thôn, sân cầu lông, thu ngân sách theo chỉ tiêu xã giao hay xét duyệt cho học sinh sinh viên vay vốn học tập, khám tuyển nghĩa vụ quân sự…Thôn đều phân công thà