01/11/2013 14:30        

Công ty đòi nợ có được đòi nợ theo bản án quyết định của Tòa?

Trao đổi pháp luật:

Công ty đòi nợ có được đòi nợ theo bản án quyết định của Tòa?

 

Từ năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007 quy định v kinh doanh dch v đòi nợ. Đây là một loại hình doanh nghiệp khá mới và cũng chỉ xuất hiện tại Khánh Hòa vài tháng trở lại đây. Liên quan đến phạm vi hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, có khá nhiều ý kiến khác nhau…

Tại điều 1 quy định phạm vi điều chỉnh của Ngị định như sau: “1. Nghị định này điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định tại Nghị định này chỉ được thực hiện đối với những khoản nợ có đầy đủ các yếu tố:

a) Có đủ căn cứ là khoản nợ hợp pháp;

b) Đã quá hạn thanh toán.

3. Không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, gồm: các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật; các khoản nợ của chủ nợ hoặc khách nợ là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc nợ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác”.

Vấn đề đáng quan tâm ở đây là quy định tại khoản 3 điều 1 “các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật” cần được hiểu và vận dụng ra sao? Vấn đề pháp lý chưa được giải thích một các rõ ràng nên trên thực tế vẫn có nhiều cách làm khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Và thậm chí, kể cả cơ quan thi hành án dân sự cũng có cách hiểu không thống nhất.

Có ý kiến cho rằng, Công ty đòi nợ vẫn có thể đòi nợ theo quyết định, bản án của Tòa nếu như người được thi hành án chưa có đơn yêu cầu gởi cơ quan THSDS. Tuy nhiên, ý kiến khác lại cho rằng bản án, quyết định có hiệu lực là thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật thi hành án dân sự nên Công ty nợ không có quyền đòi nợ theo quyết định, bản án đó.

Đối với cách hiểu thứ nhất, căn cứ để đưa ra quan điểm này là dựa trên các yếu tố sau:

Theo Luật Thi hành án dân sự khi một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người phải thi hành án luôn luôn có một khoản thời gian để tự nguyện thi hành án căn cứ vào điều 30 Luật THADS về thời hiệu yêu cầu thi hành án “Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án”.

Theo cách hiểu này, về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các đương sự chỉ phát sinh khi và chỉ khi người thi hành án có đơn yêu cầu theo điều 30 Luật Thi hành án dân sự và được cơ quan này thụ lý giải quyết. Vậy nên, trong thời gian mà khi người được thi hành án chưa có đơn yêu cầu có nghĩa là bản án quyết định đó chưa được thực hiện.

Trong khi đó, theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 104/2007/NĐ-CP cụm từ “đang thực hiện” có nghĩa là bản án, quyết định có hiệu lực đó đã được đương sự yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện. Củng cố quan điểm này, những người đi theo cách hiểu này vận dụng khoản 4 điều 3 của Nghị định 104/2007/NĐ-CP giải thích về khoản nợ quá hạn thanh toán. Theo đó: “khoản nợ quá hạn thanh toán là nợ chưa được khách nợ thanh toán cho chủ nợ khi đã quá thời hạn phải thanh toán theo thoả thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc đã quá thời hạn phải thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Và vì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền, nên quyết định của Tòa (bao gồm các bản án và quyết định có hiệu lực) quy định về các nghĩa vụ cũng được xem là nợ quá hạn và thuộc phạm vi hoạt động của công ty đòi nợ.

Theo cách hiểu này, Nghị định 104/2007/NĐ-CP ra đời nhằm xã hội hóa công tác thi hành án dân sự vốn đang bị tồn đọng rất lớn. Cách hiểu này, xem ra cũng khá hợp lý nên khá nhiều người, thậm chí là luật sự hay cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự chấp nhận. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả bài viết này, cách hiểu trên là chưa đúng bởi các lý do sau:

Thứ nhất, để hiểu đúng và chính xác vấn đề này, cần phải xem xét đối tượng điều chỉnh của Nghị định 104/NĐ-CP, hay nói cách khác là mong muốn của nhà làm luật khi ban hành những quy định này. Luật doanh nghiệp ra đời đã đánh dấu một thay đổi quan trọng trong tư duy về kinh tế của Đảng và Nhà nước. Thời kinh tế thị trường hiện nay, thương mại phát triển, quan hệ làm ăn nhiều, các doanh nghiệp, cá nhân chiếm dụng vốn của nhau. Rồi giữa các doanh nghiệp, ngân hàng thông qua các giao dịch kinh doanh, mua bán, vay nợ phát sinh nợ nần không thu hồi được. Rồi trong các quan hệ giao dịch dân sự, việc các cá nhân, tổ chức vay mượn nhau tiền, tài sản nhưng sau đó người mượn không thực hiện nghĩa vụ của mình. Theo quy định pháp luật, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này. Tuy nhiên thủ tục về tố tụng lại không hề đơn giản chút nào và nhiều khi, có được phán quyết của Tòa thì việc thi hành quyết định, bản án đó cũng rất khó khăn và lâu dài, làm nản lòng của các chủ nợ. Và có thể vì lý do cá nhân khác nữa mà nhiều người không hề muốn phải ra Tòa mà chỉ muốn đòi tiền cho nhanh để còn lo chuyện làm ăn khác. Vì thế, đòi nợ không qua tố tụng trở thành một nhu cầu có thật trong xã hội.

Mặt khác, về nguyên tắc, cá nhân tổ chức được kinh doanh những gì pháp luật không cấm, mà Luật Doanh nghiệp không cấm kinh doanh lĩnh vực thu hồi nợ nên việc thành lập các công ty thu hồi nợ là hợp pháp. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, nhiều công ty thu hồi nợ lại sử dụng những lực lượng, biện pháp, phương tiện trái quy định gây ra sự hoang mang lo lắng trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội.

Từ 2 vấn đề trên, có thể thấy ý chí của nhà làm luật khi ban hành Nghị định 104/NĐ-CP là nhằm đến việc tạo một môi trường pháp lý cần thiết để các cá nhân tổ chức giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế mà không cần đến các cơ quan tố tụng. Đồng thời, nó cũng là hành lang pháp lý để Nhà nước quản lý hoạt động thu hồi nợ. Do đó, Nghị định này không hề có ý định xã hội hóa công tác thi hành án dân sự, cho dù lĩnh vực này đang tồn tại rất nhiều bất cập.

Củng cố cho điều này, có thể thấy về mặt hình thức, các căn cứ nghị định trên là chỉ dựa vào Luật doanh nghiệp, Luật dân sự chứ không hề đả động gì đến Pháp lệnh thi hành án dân sự (lúc đó chưa có Luật thi hành án dân sự). Điều đó, chứng tỏ ý chí nhà làm luật chỉ hướng đến những quan hệ kinh tế và dân sự mà thôi.

Thứ hai, xét về mặt nội dung, Luật thi hành án dân sự không hề chia tách các giai đoạn thi hành án như cách hiểu của quan điểm 1. Khi quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật đương nhiên nó đã làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên chứ không phải đến khi người có quyền có đơn yêu cầu thi hành án gải cơ quan THADS như quan điểm 1. Việc tham gia của cơ quan thi hành án là bắt buộc nhằm bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện trên thức tế nhằm bảo đảm hiệu lực của quyền lực Nhà nước. Điều 28 của Luật THADS quy định về việc chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án cho cơ quan THADS. Điều này có nghĩa quyết định bản án của Tòa án phải được cơ quan THADS biết và đảm bảo thực hiện. Đây là một quá trình liên tục chứ không phải chỉ khi người được THADS yêu cầu thì cơ quan THADS mới biết về quyền và nghĩa vụ cách bên..

Mặt khác, việc quy định thời gian thi hành án theo điều 30 Luật THADS là nhằm tạo điều kiện cho các đương sự tự do thỏa thuận nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách phù hợp nhất chứ không hề có nghĩa chia tách các giai đoạn trong quá trình thi hành án dân sự. Điều này không có nghĩa đây là một giai đoàn tiền thi hành án như quan điểm thứ nhất.

Từ những luận điểm trên đây, có thể nói quan điểm cho rằng cơ quan thu hồi nợ được phép thực hiện những quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án khi chưa có đơn yêu cầu thi hành án dân sự là không có căn cứ phá luật.

Đây chỉ là một quan điểm mang tính chất cá nhân. Rất mong nhận được sự trao đổi của nhiều người để làm sáng tỏ thêm vấn đề.

                            

        Luật gia Lê Minh Hương

 
MỘT SỐ Ý KIẾN TRAO ĐỔI ĐỐI VỚI DỰ THẢO THÔNG TƯ LIÊN TỊCH QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ, CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH.
Giảm hình phạt tử hình nên chăng?
MỘT SỐ Ý KIẾN TRAO ĐỔI ĐỐI VỚI DỰ THẢO THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 08/2012/TTLT-BTC-BTP NGÀY 19/01/2012 HƯỚNG DẪN VỀ MƯC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ CÔNG CHỨNG
Một số đề xuất, kiến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động góp ý dự thảo Luật của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Những điểm mới của Luật Công chứng 2014
Bán đấu giá tài sản - Những bất cập cần khắc phục.
Luật không đi vào cuộc sống là luật chết
Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước: Đơn vị phụ thuộc hay trực thuộc trung tâm?
Ngày Hiến pháp là ngày Lễ quốc gia ở nhiều nước
Tổ hòa giải thôn Nông Trường (Ninh Sim, Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa): Điểm sáng trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Bí mật đời tư bị ảnh hưởng vì phiếu lý lịch tư pháp?
Đề nghị quy định mang thai hộ khi sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong 6 tháng: Có bị “tước” thẻ cộng tác viên?
Cần gỡ vướng trong thanh toán bồi dưỡng cho công tác hòa giải ở cơ sở.
Thu hút nhân lực cho công tác trợ giúp pháp lý: Bài toán chưa có lời giải.
Báo cáo viên pháp luật có được làm công tác viên trợ giúp pháp lý?
Một số quy định mới về giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Công chứng khác với chứng thực
Về điều kiện tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Trợ giúp pháp lý
Đề xuất quy định về bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo

  • Tiếc
    16/04/2024
    Một ông nổi tiếng keo kiệt phải cấp cứu vì ăn nhầm nấm độc. Sau khi được bác sỹ rửa ruột, tiêm thuốc, ông ta hồi tỉnh lại. Trước khi cho xuất viện, báo sỹ hỏi:
  • Giải đáp
    16/04/2024
    Bà vợ hỏi ông chồng: - Tại sao người ta chọn Giờ Trái đất vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm ông nhỉ?
  • Món ngon
    16/04/2024
    Hai bợp nhậu ngồi tám chuyện: - Đố ông, trong các món mồi nhậu, con gì ngon nhất?
Số lượt truy cập: 525293