06/08/2013 15:24        

Cần gỡ vướng trong thanh toán bồi dưỡng cho công tác hòa giải ở cơ sở.

Cần gỡ vướng trong thanh toán bồi dưỡng cho công tác hòa giải ở cơ sở.

 

Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về định mức chi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được đánh giá là văn bản có quy định mức chi cao nhất từ trước đến nay, có tác dụng động viên khuyến khích những người làm công tác tuyên truyền pháp luật, nhất là đối với công tác hòa giải (HG) ở cơ sở. Tuy nhiên, qua gần 2 năm có hiệu lực thì ở một số địa phương, việc tổ chức thực hiện còn ít nhiều vướng mắc.

Ông Hồ Quang Thành - Trưởng phòng Tư pháp Vạn Ninh cho biết, toàn huyện có 13 xã, thị trấn, 92 tổ HG với 523 hòa giải viên (HGV) ở cơ sở. Năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 19 về mức chi cho công tác PBGDPL (áp dụng theo Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 5/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác PBGDPL), quy định chi 50.000đ/vụ HG. Tuy nhiên, một thời gian dài các xã, thị trấn trên địa bàn rất ít khi chi khoản tiền này cho các HGV. Nguyên nhân thì nhiều, chủ yếu vẫn là ngân sách địa phương eo hẹp và chưa có hướng dẫn của ngành dọc để làm thủ tục thanh toán.


Các hòa giải viên của huyện Diên Khánh tham gia Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải do Sở Tư pháp tổ chức năm 2013.



Ngày 08/12/2011, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết số 21 (có hiệu lực áp dụng từ 01/01/2012) để triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL. Theo Nghị quyết này, tiền bồi dưỡng cho công tác HG đã được nâng cao hơn trước. Cụ thể mỗi vụ HG (dù thành hay không thành) được bồi dưỡng 150.000đ/vụ/tổ; mỗi tổ HG được cấp 100.000đ/tháng cho tài liệu, văn phòng phẩm, sổ sách phục vụ công tác HG. Nghị quyết cũng nêu rõ: Việc thực hiện công tác PBGDPL thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm. Các đơn vị thực hiện công tác PBGDPL sử dụng dự toán ngân sách được giao hàng năm để chi.

Theo ông Thành cho biết, dù Nghị quyết số 21 đã có hiệu lực hơn 1 năm nhưng trên địa bàn vẫn còn 2 đơn vị chưa áp dụng là thị trấn Vạn Giã và xã Vạn Phước. Cán bộ tư pháp Vạn

 
Những điểm mới của Luật Công chứng 2014
Bán đấu giá tài sản - Những bất cập cần khắc phục.
Luật không đi vào cuộc sống là luật chết
Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước: Đơn vị phụ thuộc hay trực thuộc trung tâm?
Ngày Hiến pháp là ngày Lễ quốc gia ở nhiều nước
Tổ hòa giải thôn Nông Trường (Ninh Sim, Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa): Điểm sáng trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Công ty đòi nợ có được đòi nợ theo bản án quyết định của Tòa?
Bí mật đời tư bị ảnh hưởng vì phiếu lý lịch tư pháp?
Đề nghị quy định mang thai hộ khi sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong 6 tháng: Có bị “tước” thẻ cộng tác viên?
Thu hút nhân lực cho công tác trợ giúp pháp lý: Bài toán chưa có lời giải.
Báo cáo viên pháp luật có được làm công tác viên trợ giúp pháp lý?
Một số quy định mới về giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Công chứng khác với chứng thực
Về điều kiện tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Trợ giúp pháp lý
Đề xuất quy định về bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo
Nhức nhối nạn bạo hành
Trang phục cho Trợ giúp viên pháp lý - “nhỏ” mà “không nhỏ”!
Một số điều cần lưu ý trong soạn thảo văn bản
Hỏi thủ tục nhận cháu ruột làm con nuôi

  • Tiếc
    16/04/2024
    Một ông nổi tiếng keo kiệt phải cấp cứu vì ăn nhầm nấm độc. Sau khi được bác sỹ rửa ruột, tiêm thuốc, ông ta hồi tỉnh lại. Trước khi cho xuất viện, báo sỹ hỏi:
  • Giải đáp
    16/04/2024
    Bà vợ hỏi ông chồng: - Tại sao người ta chọn Giờ Trái đất vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm ông nhỉ?
  • Món ngon
    16/04/2024
    Hai bợp nhậu ngồi tám chuyện: - Đố ông, trong các món mồi nhậu, con gì ngon nhất?
Số lượt truy cập: 526007