Thu hút nhân lực cho công tác trợ giúp pháp lý:
Bài toán chưa có lời giải.
Trong điều kiện cơ chế, chính sách đãi ngộ cho người làm công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) còn nhiều bất cập như hiện nay, làm gì để thu hút được người vừa có trình độ chuyên môn vừa có tâm huyết về làm việc tại các trung tâm TGPL?
* Trung tâm TGPL chỉ là… trạm dừng chân?!
Thành lập vào năm 1997 theo Quyết định 734 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là sau khi Luật TGPL ra đời (năm 2006), mạng lưới trung tâm TGPL trong toàn quốc ngày càng được kiện toàn, củng cố và phát triển. Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, công tác TGPL ngày càng đạt được nhiều thành tích trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được hưởng TGPL miễn phí theo quy định pháp luật.
Bên cạnh những thành tích, vẫn còn đó nhiều khó khăn, bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác TGPL. Thời gian qua, triển khai thực hiện Luật TGPL, hầu hết các Trung tâm TGPL trong toàn quốc đều được tăng cường biên chế, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công tác. Biên chế tăng lên, đặc biệt là việc mở rộng chi nhánh ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo nên chiếm phần lớn trong đội ngũ cán bộ ở các Trung tâm là người mới. Họ chưa có kinh nghiệm công tác, mối quan hệ với các cơ quan khác gần như là số không. Dù vậy, việc tuyển dụng cán bộ ở những địa phương này rất khó khăn, nhất là rất hiếm trường hợp tuyển được cử nhân chính quy. Có nơi, để tuyển được người, đưa Chi nhánh vào hoạt động, Trung tâm phải “hạ chuẩn” là tuyển người địa phương, có trình độ Trung cấp Luật nhưng đang học tại chức Đại học Luật.
Ảnh minh họa.
Đặc thù công việc TGPL là phải thường xuyên “lên rừng, xuống biển”, đi cơ sở khảo sát nhu cầu TGPL, thực hiện TGPL lưu động, xây dựng câu lạc bộ TGPL… Bên cạnh đó, dù là đơn vị sự nghiệp công lập thì ngoài công việc chuyên môn về cung cấp dịch vụ công các lĩnh vực pháp lý, Trung tâm còn phải thực hiện các công việc như: thống kê, báo cáo định kỳ tuần, tháng, quý, năm; thực hiện việc góp ý văn bản (Đề án, Thông tư, Kế hoạch…) theo yêu cầu của cấp trên như các phòng chuyên môn thuộc Sở. Do đó, yêu cầu của Luật là các trợ giúp viên pháp lý, viên chức khác phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt có trình độ tương đương với Luật sư khi tranh tụng tại Tòa án. Đây là một đòi hỏi quá khó, rất ít Trung tâm có thể đáp ứng.
Theo quy định của Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, Chi nhánh của Trung tâm TGPL được thành lập ở những địa bàn khó khăn của tỉnh. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc Trung tâm, không có tư cách pháp nhân, do đó, tuy viên chức làm việc tại Chi n