17/09/2013 10:33        

Đề nghị quy định mang thai hộ khi sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Đề nghị quy định mang thai hộ khi sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Quyền được làm cha, làm mẹ và làm con vừa là quyền tự nhiên và là quyền pháp lý của công dân. Pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ quyền này thông qua hai căn cứ phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ và nuôi con nuôi; Trong trường hợp người phụ nữ đơn thân muốn thực hiện quyền làm mẹ của mình pháp luật tạo điều kiện cho được thực hiện quyền này bằng sinh con theo phương pháp khoa học. Đối với  vợ chồng không thể sinh con tự nhiên, pháp luật cũng tạo điều kiện quyền được sinh con theo phương pháp thụ tinh nhân tạo. Bên cạnh đó, pháp luật cũng tạo điều kiện và khuyến khích công dân thực hiện quyền làm cha, làm mẹ và con thông qua nuôi con nuôi. Quyền nuôi con nuôi là quyền mang tính chất vừa nhân đạo, vừa pháp lý đáp ứng được nhu cầu chính đáng của cả bên có nhu cầu làm cha, làm mẹ (đặc biệt đối với người vô sinh, người đơn thân, người già yếu, cô đơn không nơi nương tựa) và bên cần được làm con (đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự…)

Mang thai hộ là một thành tựu vĩ đại của y học trong việc mang lại thiên chức làm mẹ cho những người phụ nữ kém may mắn là biến mơ ước không thể làm mẹ của rất nhiều phụ nữ được trở thành hiện thực. Bản chất "mang thai hộ" là hết sức nhân văn vì là sự giúp đỡ của một người phụ nữ này đối với người phụ nữ khác để sinh ra những đứa trẻ. Tuy nhiên, một loạt vấn đề pháp lý sẽ nảy sinh như thỏa thuận giữa người nhờ và người nhận mang thai hộ là loại thỏa thuận gì? xét về mặt di truyền, thì người con được sinh ra mang gen di truyền của người góp tế bào trứng nên lại là con ruột của người đó, còn người sinh đẻ lại không phải là mẹ ruột, nhưng lại vẫn là mẹ đẻ theo đúng nghĩa mẹ đẻ ra con; Thỏa thuận mang thai hộ này có trái với quan niệm đạo đức truyền thống không? mặc dù người con được sinh ra mang ghen di truyền của người góp tế bào trứng, là con ruột của người đó, nhưng công lao sinh thành ra người con hầu như chỉ thuộc về người mang thai hộ đã đánh đổi cả sức khỏe, tính mạng để mang thai sinh đẻ ra người con, trong khi người góp tế bào trứng rất dễ dàng không phải có sự gắng sức nào, còn người mang thai hộ đâu chỉ có “mang thai” mà còn “sinh đẻ” nữa. Biện pháp pháp lý ràng buộc các bên và chế tài pháp lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận khi mang thai hộ?

Hiện nay trên thế giới cũng có các quan điểm khác nhau về việc có cho phép người phụ nữ mang thai hộ hay không. Quan điểm thứ nhất, việc chia cắt đứa trẻ sơ sinh với người mẹ mang thai hộ có thể gây ra các thương tổn tới sự phát triển của trẻ và của cha mẹ thuê đẻ. Nguồn gốc khác biệt với những đứa trẻ khác có thể gây ra chứng trầm cảm vì nỗi ám ảnh bị bỏ rơi… Quan điểm thứ hai, mang thai hộ là giải pháp tốt cho những trường hợp vô sinh không thể chữa trị. Việc cấm mang thai hộ dẫn đến các cặp cha mẹ có điều kiện kinh tế có thể trốn tránh sang nước ngoài để thực hiện phương pháp này.

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 chưa có quy định về mang thai hộ. Tuy nhiên, Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12.2.2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học có quy định: Nhà nước nghiêm cấm các hành vi mang thai hộ và sinh sản vô tính. Pháp luật chưa công nhận việc mang thai hộ nhưng trên thực tế rất nhiều trường hợp mang thai hộ diễn ra. Điều đáng nói, ý nghĩa nhân đạo đúng với nghĩa của mang thai hộ là giúp đỡ những người hiếm muộn không thể mang thai có con, đã trở thành một dịch vụ ngầm mà nhiều người vẫn gọi là “đẻ thuê”, “đẻ mướn”. Thực tế, việc nghiêm cấm hành vi mang thai hộ nhằm tránh những tiêu cực đã và đang xảy ra như: mang thai hộ nhằm mua bán trẻ sơ sinh, lách luật để sinh con thứ 3... Song, việc nghiêm cấm này lại hạn chế mong muốn chính đáng của rất nhiều gia đình hiếm muộn, vô sinh…Như vậy, việc nghiêm cấm mang thai hộ đã gián tiếp ảnh hưởng đến nguyện vọng chính đáng của công dân trong trường hợp mong muốn có con nuôi mang dòng máu của mình.

Chúng ta phải có giải pháp để xử lý những vấn đề đang nảy sinh từ thực tiễn như vậy để bảo đảm về quyền con người trong hôn nhân và gia đình cũng như sự phát triển văn hóa - xã hội nói chung.

Thực tế hiện nay nhu cầu “mang thai hộ” là có thật và phổ biến, là nguyện vọng chính đáng đối với các trường hợp vì bệnh lý (dị tật bẩm sinh - không có tử cung, u xơ tử cung, suy tim, suy gan, suy thận, tai biến sản khoa, cắt tử cung…). Những trường hợp này hoặc không thể có con hoặc không đủ sức khỏe để mang thai nhưng họ vẫn có noãn và mong muốn được hưởng quyền làm mẹ. Tình trạng vô sinh ngày càng nhiều, vợ chồng hiếm muộn hay đơn giản là không muốn trực tiếp sinh con để giữ vóc dáng thì nhu cầu mang thai hộ, nhu cầu thuê đẻ thực sự là có thật. Đây là nhu cầu xã hội và chính đáng của một bộ phận xã hội khi người phụ nữ không có khả năng để mang thai nhưng họ có nguyện vọng muốn được có con. Do đó, cho dù pháp luật hiện hành nghiêm cấm nhưng thực tiễn đang xảy ra những “giao dịch” ngầm vẫn tồn tại và việc đẻ thuê mang thai hộ vẫn xảy ra. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 không có quy định cụ thể về mang thai hộ. Nhưng, Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12.2.2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học có quy định: Nhà nước nghiêm cấm  hành vi mang thai hộ. Vì thế hiện nay chưa có văn bản nào quy định hậu quả pháp lý cũng như xác định cha, mẹ đứa trẻ được sinh ra, các quyền nhân thân và quyền tài sản của đứa trẻ với những người có liên quan (người mang thai, người nhờ mang thai hộ).

Do đó, Nhà nước nên kiểm soát bằng cách công nhận trong Luật hơn là để nó xảy ra trên thực tế rồi sau đó phải công nhận hậu quả. Việc hợp pháp hóa mang thai hộ cũng giúp Tòa án giải quyết thấu đáo những tranh chấp về con giữa người mẹ mang nặng đẻ đau và người mẹ cùng huyết thống. Do đó, cần quy định cho phép mang thai hộ trong một số trường hợp nhưng phải bảo đảm các quy định thật chặt chẽ ngay từ đầu về điều kiện như: không vì mục đích thương mại (nghiêm cấm đẻ thuê); chỉ cho phép với những người cùng trong dòng họ  nhà chồng hoặc nhà vợ và trình tự, thủ tục thực hiện việc mang thai hộ; số lần được mang thai hộ. Quy định này sẽ giúp các cơ quan thi hành pháp luật quản lý được hoạt động mang thai hộ, đảm bảo được tính nhân văn của quy định và tránh bị lạm dụng; đồng thời tạo ra cơ sở pháp lý giải quyết các quan hệ nhận con và trả con giữa người nhờ mang thai hộ và người được nhờ mang thai hộ, xác định ai là mẹ đẻ đứa bé, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Về nguyên tắc, Luật chỉ cho phép việc mang thai hộ, theo đúng ngôn từ của nó, vì mục đích nhân đạo.

                                                                                            Hồng Thanh

 

 
MỘT SỐ Ý KIẾN TRAO ĐỔI ĐỐI VỚI DỰ THẢO THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 08/2012/TTLT-BTC-BTP NGÀY 19/01/2012 HƯỚNG DẪN VỀ MƯC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ CÔNG CHỨNG
Một số đề xuất, kiến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động góp ý dự thảo Luật của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Những điểm mới của Luật Công chứng 2014
Bán đấu giá tài sản - Những bất cập cần khắc phục.
Luật không đi vào cuộc sống là luật chết
Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước: Đơn vị phụ thuộc hay trực thuộc trung tâm?
Ngày Hiến pháp là ngày Lễ quốc gia ở nhiều nước
Tổ hòa giải thôn Nông Trường (Ninh Sim, Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa): Điểm sáng trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Công ty đòi nợ có được đòi nợ theo bản án quyết định của Tòa?
Bí mật đời tư bị ảnh hưởng vì phiếu lý lịch tư pháp?
Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong 6 tháng: Có bị “tước” thẻ cộng tác viên?
Cần gỡ vướng trong thanh toán bồi dưỡng cho công tác hòa giải ở cơ sở.
Thu hút nhân lực cho công tác trợ giúp pháp lý: Bài toán chưa có lời giải.
Báo cáo viên pháp luật có được làm công tác viên trợ giúp pháp lý?
Một số quy định mới về giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Công chứng khác với chứng thực
Về điều kiện tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Trợ giúp pháp lý
Đề xuất quy định về bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo
Nhức nhối nạn bạo hành
Trang phục cho Trợ giúp viên pháp lý - “nhỏ” mà “không nhỏ”!

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 1645461