Những điểm mới của Luật Công chứng 2014
Ngày 20/06/2014, Luật Công chứng số 53/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thay thế Luật Công chứng năm 2006. Luật Công chứng mới có những thay đổi cơ bản sau:
- Về công chứng viên, Luật Công chứng 2014 đã quy định rõ chức năng xã hội của công chứng viên là cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Ảnh minh họa.
Những người được miễn đào tạo nghề công chứng gồm người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 5 năm trở lên; luật sư đã hành nghề từ 5 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật; người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Người được miễn đào tạo nghề công chứng phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là ba tháng. Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng.
Đối với tiêu chuẩn công chứng viên, cơ bản Luật sửa đổi kế thừa Luật Công chứng năm 2006 về các tiêu chuẩn công chứng viên.
Tuy nhiên, Luật đã thể hiện lại các tiêu chuẩn để đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác của quy định pháp luật đối với vấn đề này. Như vậy, Tiêu chuẩn công chứng viên là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên: có bằng cử nhân luật; có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng (đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng); đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
- Về thời gian đào tạo, bồi dưỡng nghề công chứng, Luật Công chứng mới quy định tăng thời gian đào tạo nghề