MỘT SỐ Ý KIẾN TRAO ĐỔI ĐỐI VỚI DỰ THẢO THÔNG TƯ LIÊN TỊCH QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ, CHỨNG THỰC HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH.
Để góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực, vừa qua, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức soạn thảo và lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Thông tư liên tịch Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch. Sau đây là một số ý kiến trao đổi, góp ý nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Thông tư nói trên.
Sự cần thiết ban hành Thông tư
Ngày 16/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/4/2015 và thay thế Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP; Điều 4 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực; các quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 về công chứng, chứng thực. Theo đó, thẩm quyền của Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện), của UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) đã có sự thay đổi. Điều này làm cho Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP, Thông tư 62/2013/TTLT-BTC-BTP trước đây của liên Bộ Tài chính-Tư pháp đã không còn phù hợp và việc ban hành Thông tư mới thay thế các thông tư này là cần thiết.
Cần điều chỉnh, bổ sung một số nội dung để hoàn thiện dự thảo Thông tư
Thứ nhất (về tên gọi trích yếu và phạm vi điều chỉnh của Thông tư):
Theo quy định tại Điều 5 dự thảo thì Thông tư (được dự thảo) sẽ thay thế các Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP (gọi tắt là Thông tư 92), Thông tư liên tịch số 62/2012/TT-BTC-BTC. Do đó, nếu chỉ dừng lại ở phạm vi điều chỉnh như dự thảo là chưa đầy đủ vì dự thảo Thông tư chưa quy định về mức thu lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc mà trước đây đã được quy định trong Thông tư 92. Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì ngoài việc, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản; chứng thực hợp đồng, giao dịch thì Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện còn có thẩm quyền chứng thực chữ ký của ng