Một số đề xuất, kiến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động góp ý dự thảo Luật của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), đặc biệt là góp ý dự thảo Luật là một hoạt động quan trọng, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay. Trong năm 2014, là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực pháp luật, Sở Tư pháp đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị và tổng hợp ý kiến góp ý của các sở, ngành, các đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp đối với 14 dự án luật. Trong đó, có 09 dự án Luật do Đoàn đại biểu Quốc hội yêu cầu góp ý, 02 dự án do Luật Bộ Tư pháp yêu cầu; 01 dự án Luật do Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu, UBND tỉnh yêu cầu góp ý đối với 02 dự án Luật. Ngoài ra, Sở Tư pháp còn trực tiếp tham dự các cuộc họp góp ý cho các dự án Luật do Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành, các đơn vị khác tổ chức. Nhìn chung, hoạt động góp ý đã được triển khai kịp thời, nghiêm túc; Việc góp ý được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức tổ chức họp, hội thảo; Các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức đã tham gia ý kiến một cách tích cực, có trách nhiệm góp phần thiết thực hoàn thiện nội dung dự thảo. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập, cần có giải pháp khắc phục như sau:
Thứ nhất: Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến cho các dự án Luật còn chậm, thời gian lấy ý kiến không nhiều nên các cơ quan, đơn vị tại địa phương cũng như cán bộ, công chức, viên chức tham gia cuộc họp chưa có điều kiện để tiếp cận, nghiên cứu, góp ý sâu. Điều này đã làm cho nội dung của nhiều ý kiến chưa thật sự sâu sát, chất lượng. Việc góp ý nhiều khi còn cảm tính, mang nặng tính hình thức, chưa có nhiều ý kiến đóng góp có giá trị cao. Bên cạnh đó, việc tiếp thu, giải trình của cơ quan có thẩm quyền đối với ý kiến góp ý cho dự thảo Luật tuy có thực hiện nhưng chưa thật toàn diện, đầy đủ, do chưa có quy định cụ thể cơ chế thực hiện về vấn đề này nên thời gian qua một số ý kiến góp ý của cán bộ, nhân dân đã không được cơ quan soạn thảo sử dụng nhưng không có thông tin giải trình. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 24/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật) vẫn chưa có quy định ràng buộc và đề cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc nghiên cứu, tiếp thu, sử dụng các ý kiến góp ý để chỉnh lý dự thảo.
Vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ…), các cơ quan được giao nhiệm vụ triển khai việc góp ý các dự thảo Luật (Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh) cần triển khai kịp thời hoạt động này để các sở, ngành, địa phương có đủ thời gian thực hiện. Đồng thời, trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất), đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để quy định cụ thể, chặt chẽ trách nhiệm, của