Công chứng khác với chứng thực
Tại sao cùng một loại giao dịch là mua bán nhà ở, có nơi ra văn phòng công chứng, có nơi đến UBND xã, với mức phí rất khác nhau? Câu hỏi này đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường giải đáp trong chương trình "Dân hỏi- Bộ trưởng trả lời" tối 20/1.
|
Bộ trưởng Hà Hùng Cường |
Dù Luật Công chứng năm 2006 đã tách hoạt động công chứng ra khỏi hoạt động chứng thực, song vẫn có người nhầm lẫn giữa hai hoạt động này.Đây là lý do khiến chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” thời gian qua nhận được cùng một câu hỏi nêu trên từ khá nhiều độc giả.
Pháp luật hiện hành quy định công chứng, chứng thực là hai hoạt động khác nhau và có thể phân biệt ở nhiều điểm, nhưng Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh hai điểm chính. Thứ nhất, về thẩm quyền, công chứng do cơ quan bổ trợ tư pháp thực hiện, chứng thực do cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể là UBND cấp xã, huyện thực hiện.
Thứ hai, chứng thực là chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, trong khi công chứng bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro. Hoạt động công chứng mang tính pháp lý cao hơn.
Do hai hoạt động khác nhau nên chi phí khác nhau. Bộ trưởng lưu ý một chi tiết mà nhiều người không biết rõ: Pháp luật gọi là phí công chứng chứ không gọi lệ phí công chứng, gọi lệ phí chứng thực chứ không gọi phí chứng thực.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết thêm, các nước theo truyền thống luật thành văn như Việt Nam đều phân biệt rất rõ công chứng và chứng thực. Các hợp đồng giao dịch liên quan hoặc có khả năng liên quan đến quyền sở hữu (tại Việt Nam, kể cả chuyển quyền sử dụng đất) đều bắt buộc phải công chứng. Tại Việt Nam, năm 1945, các hợp đồng giao dịch như vậy đều phải thị thực. Năm 1972, bằng một sắc lệnh của Chính phủ, việc mua bán, cho tặng nhà cửa, ruộng đất bắt buộc phải trước bạ, nói cách khác là công chứng.
Năm 2006