Một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền pháp luật cho đồng dân tộc thiểu số.
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận, trong đó dân tộc Kinh chiếm 86% dân số; 53 dân tộc còn lại có số lượng dao động trên dưới một triệu người như Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơ Me cho đến vài trăm người như dân tộc Ơ Đu và Brâu. Họ sinh sống ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam; hầu hết họ sống xen kẽ nhau, điển hình là cộng đồng dân tộc thiểu số ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Ảnh minh họa.
Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển không đồng đều. Ở Trung du và miền núi phía Bắc, các cư dân ở vùng thấp như Mường, Thái, Tày, Nùng sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước và nương rẫy, chăn nuôi gia súc và gia cầm, có một phần hái lượm, săn bắn, có nghề thủ công khá tinh xảo. Các dân tộc thiểu số ở phía Nam sống biệt lập hơn. Trừ người Chăm, Hoa và Khơ Me sống ở vùng duyên hải miền Trung, Nam Bộ có trình độ phát triển cao hơn. Phần lớn các dân tộc còn lại ở Tây Nguyên sống theo tổ chức buôn - làng, kiếm sống dựa vào thiên nhiên mang tính tự cung, tự cấp. Tất cả các nhóm dân tộc đều có nền văn hóa riêng biệt và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng khác biệt.
Chính vì tập quán sinh sống, văn hóa, tín ngưỡng khác nhau và trình độ dân trí còn thấp nên việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, miền núi và vùng dân tộc thiểu số, nổi lên một số vấn đề đáng chú ý:
Thứ nhất, tình hình biến động dân cư tương đối lớn, người địa phương không tiếp thu và nắm bắt các quy định của pháp luật, không cải thiện nơi mình sinh sống, dẫn đến tình trạng di dân tự do từ vùng cao thiếu đất sản xuất và đất đai đã bạc màu, đời sống khó khăn đi đến chỗ có điều kiện sinh sống tốt hơn.
Thứ hai, tranh chấp ruộng đất, mua bán ruộng đất xảy ra phổ biến ở các địa phương, phần lớn giải quyết về đất đai ở vùng này là theo luật tục chứ không theo luật pháp. Số đồng bào du canh, du cư không có đất đai ổn định để sản xuất, đồng bào Khơ Me Nam Bộ có đến 6% số hộ không có đất sản xuất do nghèo đói đã cầm cố, sang nhượng hết; tình trạng tảo hôn, vi phạm các quy định về hôn nhân gia đình chiếm tỉ lệ lớn và giải quyết theo tục lệ trái với quy định của pháp luật...
Thứ ba, một vài năm gần đây tà đạo đã phát triển vào một số dân tộc như “Vàng Chứ” phát sinh ở một số vùng của đồng bào Mông, tà đạo Hà mòn phát sinh ở khu vực Tây nguyên và một số dân tộc khác, nếu không ngăn chặn có thể phá vỡ sự bền vững của văn hoá, chính trị đất nước.
Thứ tư, một s