24/12/2017 21:40        

Khánh Hòa: Rà soát, đánh giá tác động 05 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người

Khánh Hòa:
Rà soát, đánh giá tác động 05 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người 

Luật Phòng, chống mua bán người đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/3/2011 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012) đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm: hành vi mua bán người theo quy định của Bộ luật Hình sự và các hành vi trực tiếp liên quan đến việc mua bán người mà Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liệt vào danh sách các hành vi buôn bán người để điều chỉnh một cách đầy đủ, toàn diện các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Bên cạnh việc xác định các nguyên tắc phòng, chống mua bán người, Luật cũng quy định rõ các chính sách của Nhà nước trong phòng, chống mua bán người. Trong đó, nổi bật là chính sách kết hợp phòng, chống mua bán người với việc thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội. Luật Phòng, chống mua bán người được ban hành đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, là công cụ hữu hiệu để trấn áp tội phạm.
Sau khi Luật Phòng, chống mua bán người có hiệu lực thi hành, công tác tổ chức tuyên truyền tại các cơ quan, đơn vị, địa phương diễn ra hết sức tích cực và nghiêm túc, bằng nhiều hình thức như: phát hành tài liệu tuyên truyền, tờ rơi, pa nô, áp phích, đăng tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, triển khai lồng ghép các buổi sinh hoạt đoàn thể hay các buổi giao lưu văn hóa… Thông qua đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức và sự cảnh giác của người dân, góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm mua bán người.
Song song với công tác tuyên truyền, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người cũng đã được chú trọng, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp và đã thu được kết quả đáng kể. UBND các xã, phường, thị trấn đã phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện một số trẻ em đi lạc, đã tổ chức liên lạc, giúp đỡ và hỗ trợ đưa về địa phương.
Để nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm mua bán người trong thời gian tới, qua rà soát, đánh giá tác động 05 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người tỉnh Khánh Hòa đã có kiến nghị các bộ, ngành liên quan cần thực hiện một cách kịp thời, đồng bộ một số nội dung:
- Thực tế kiểm tra cho thấy, lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, xuất khẩu lao động, xuất nhập cảnh… là môi trường dễ xảy ra các trường hợp mua bán người. Trong khi đó, công tác tuyên truyền vẫn chưa phát huy hiệu quả thực sự tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số với trình độ dân trí thấp.Vì vậy, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, quy định rõ hơn việc thẩm tra hồ sơ các trường hợp này.
- Việc xử lý tội buôn bán người và bảo vệ nạn nhân, nhân chứng trong quá trình tố tụng: theo quy định của pháp luật, ý chí của đối tượng được mua bán không ảnh hưởng đến việc định tội. Điều này dẫn đến sự chồng chéo giữa tội phạm buôn bán phụ nữ với tội mại dâm, tội mua bán trẻ em với tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, việc nạn nhân có bị đặt trước nguy cơ bị lạm dụng, bị xâm hại, bị bóc lột hay không lại không có ý nghĩa trong việc định tội?
- Thực tế trong quá trình điều tra, truy tố xét xử cho thấy có những trường hợp môi giới lao động, môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài; cho, nhận con nuôi…về hình thức thì có đủ dấu hiệu cấu thành tội mua bán người nhưng khi trao đổi lại thì đối tượng lại không hề bị thiệt hại gì. Theo mục 3 Chương 4 Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì trường hợp bố mẹ vì đông con hoặc vì khó khăn đặc biệt mà phải bán con mình (dưới hình thức cho làm con nuôi và nhận một số tiền giúp đỡ) cũng như trường hợp vì hiếm con mà mua của chính người có con đem bán để về nuôi thì không coi là phạm tội. Tuy nhiên, những trường hợp khác như môi giới kết hôn, môi giới lao động thì chưa có văn bản nào đề cập đến.
- Bố trí thêm lực lượng tại các khu vực biên giới, nhất là các tuyến đường bộ vì lực lượng mỏng thì khó kiểm soát được các đường tiểu ngạch, lối mòn ở khu vực biên giới nên bọn tội phạm lợi dụng đưa người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em qua biên giới để bán hoặc tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
- Tổ chức tốt các hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cho những phụ nữ, trẻ em bị mua bán trở về như: phối hợp các tổ chức, đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…) tạo điều kiện, giúp đỡ họ khắc phục khó khăn về kinh tế, xóa đi mặc cảm về bản thân, hỗ trợ học nghề, tư vấn tâm lý, khám chữa bệnh miễn phí, bố trí công việc để họ ổn định cuộc sống.

Lệ Phượng

 
Khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiệnThông tư số 10/2015/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại tỉnh Khánh Hòa
Tình hình chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính của Chủ tịch UBND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can
Chỉ đạo triển khai, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Công tác theo dõi thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh tại khánh Hòa
Đẩy mạnh các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật xử lý VPHC năm 2018
Công tác hòa giải cơ sở ở Khánh Hòa, thực trạng và giải pháp
Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa: Vượt chỉ tiêu cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến
Kết quả cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh trên địa bàn tình Khánh Hòa
Thành phố Cam Ranh triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Khánh Hòa: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất năm 2017
Một số kết quả sau 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Kết quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2017, khó khăn và hạn chế
Công tác hỗ trợ Doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2017, những kết quả đạt được; khó khăn và đề xuất
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Cần sớm ban hành Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật”
Một số giải pháp kiểm soát tình hình tội phạm liên quan đến bạo lực trong thanh, thiếu niên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Một số khó khăn, vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành về hành chính công
Vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ Ban thường vụ Quốc hội ban hành về hành chính công
Vướng mắc trong triển khai thực hiện Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28/12/2015 của Bộ Tư pháp

  • Tiếc
    16/04/2024
    Một ông nổi tiếng keo kiệt phải cấp cứu vì ăn nhầm nấm độc. Sau khi được bác sỹ rửa ruột, tiêm thuốc, ông ta hồi tỉnh lại. Trước khi cho xuất viện, báo sỹ hỏi:
  • Giải đáp
    16/04/2024
    Bà vợ hỏi ông chồng: - Tại sao người ta chọn Giờ Trái đất vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm ông nhỉ?
  • Món ngon
    16/04/2024
    Hai bợp nhậu ngồi tám chuyện: - Đố ông, trong các món mồi nhậu, con gì ngon nhất?
Số lượt truy cập: 503078