23/12/2016 06:02        

Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Nội dung câu hỏi:
(Câu hỏi của bạn Hoàng Hảo)
Tôi làm việc tại công ty đã trên 7 năm. Thời gian gần đây có bị ảnh hưởng về sức khỏe và việc gia đình nên công việc không được thật suôn sẻ mặc dù tôi đã luôn cố gắng. Nay công ty thông báo tới đây sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với tôi, nói là tôi đã không hoàn thành công việc được giao. Tôi muốn được rõ thêm về phạm vi quyền của công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Tư vấn của luật sư: 
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động được ghi nhận tại Bộ luật lao động năm 2012 và Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ, với các trường hợp như sau:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
Để khẳng định điều này, người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. 
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động.
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
Lý do bất khả kháng khác được quy định thuộc một trong các trường hợp: Do địch họa, dịch bệnh; di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định. 
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc đối với các trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn (quy định tại điểm b trên đây) và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Như vậy trong trường hợp của bạn, nếu bị coi là thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động, bạn cần tìm hiểu thêm các văn bản quy định của công ty thể hiện trong quy chế của doanh nghiệp với các quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động để đối chiếu vào trường hợp của mình. Nếu thấy có vấn đề chưa thỏa đáng, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của tổ chức công đoàn hoặc cán bộ công đoàn ở cơ sở. 

(Luật sư Nguyễn Thiện Hùng)

 

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 103248