12/01/2017 07:14        

Hỏi đáp con nuôi có yếu tố nước ngoài


Vợ chồng anh ruột tôi là người Việt Nam đang định cư tại Canada, đã có quốc tịch Canada. Họ muốn nhận con ruột của tôi làm con nuôi thì cần phải đáp ứng những điều kiện và chuẩn bị hồ sơ nhận nuôi con nuôi như thế nào?

(Lê Hiền – Vạn Ninh)

Trả lời :

Trường hợp của bạn hỏi thuộc trường hợp xin nhận con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngòai thường trú ở nước ngoài chỉ được phép xin nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau:

- Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

- Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

- Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

- Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

- Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

Theo đó, vợ chồng anh ruột của bạn muốn nhận con của bạn làm con nuôi, là trường hợp: Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôiNhư vậy, để làm thủ tục nhận nuôi con nuôi, vợ chồng anh bạn cần các đáp ứng đủ các điều kiện và chuẩn bị hồ sơ như sau:

1.   Thứ nhất, điều kiện đối với người nhận con nuôi: vợ chồng anh ruột của bạn phải đủ điều kiện về việc xin và nhận con nuôi theo quy định của pháp luật nước Canada và pháp luật Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài định cư ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có tư cách đạo đức tốt;

- Không thuộc một trong các trường hợp không được nhận con nuôi sau đây: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em)

2. Thứ hai, điều kiện của người được nhận làm con nuôi: Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi, trong trường hợp cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu ruột làm con nuôi thì người được nhận làm con nuôi phải dưới 18 tuổi.

3. Thứ ba, hồ sơ của người xin nhận nuôi con nuôi gồm:

- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

- Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bản sao có chứng thực)

- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)

- Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi)

- Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi)

- Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi)

-  Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi)

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

 - Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp xin đích danh (là các giấy tờ chứng minh mối quan hệ rằng người nhận nuôi con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi)

Các giấy tờ nêu trên nếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có  lại.

 4. Thứ tư, hồ sơ cuả người được nhận làm con nuôi gồm có:

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai (02) ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng;

-  Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của cháu bé.

Hồ sơ được lập thành 02 bộ và nộp tại Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp, địa chỉ: 58 – 60 phố Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.  

 

  • Bao lâu?
    04/05/2024
    Một bà học lái ô tô nhưng rất khó tiếp thu. Một hôm bà hỏi giáo viên: - Tôi phải học bao lâu nữa thì lái được xe?
  • Hay
    04/05/2024
    Bà vợ vừa ra sân chung tập thể dục xong, quay vô bảo với chồng: - Từ nay khỏe rồi ông ơi, ra vô thoải mái mà không sợ giẫm phải “mìn”!
  • Sợ
    04/05/2024
    Hai ông bạn ngồi uống trà đọc báo, bỗng một ông lật đật đứng dậy định rời đi. Ông còn lại ngạc nhiên hỏi: - Đi đâu mà gấp gáp vậy ông?
Số lượt truy cập: 579954