19/12/2016 15:17        

Khai sinh cho con khi vợ chồng khác dân tộc, quê quán?

Khai sinh cho con khi vợ chồng khác dân tộc, quê quán?

Nội dung câu hỏi:
(Câu hỏi của bạn Nguyễn Quang Vinh)
Vợ chồng tôi sắp có đứa con đầu lòng, tới đây khai sinh cho con tôi có vài điều chưa rõ, xin được phapluatkhanhhoa.vn cho ý kiến hướng dẫn giúp.
Bố tôi quê ở Hải Dương nhưng tôi được sinh ra ở Bắc Giang. Chúng tôi kết hôn ở Bắc Giang, tôi người kinh và vợ tôi là người dân tộc Mường, nay đã chuyển về sinh sống tại Khánh Hòa. Như vậy khi khai sinh cho con thì các phần khai về quê quán, dân tộc của con tôi được xác định thế nào? Chúng tôi cần những thủ tục giấy tờ gì khi đăng ký khai sinh cho cháu?

Tư vấn của luật sư: 
Để đăng ký khai sinh cho con, bạn liên hệ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi vợ chồng bạn đang cư trú. 
Về thủ tục đăng ký khai sinh, theo Luật Hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. 
Nội dung đăng ký khai sinh gồm thông tin của người được đăng ký khai sinh, thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh và số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. 
Về người được đăng ký khai sinh có các thông tin như: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch. 
Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán. 
Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định. Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra. 
Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Việc xác định dân tộc và họ của người được khai sinh được Bộ luật dân sự quy định: Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.
Với các nội dung chúng tôi trích dẫn từ các quy định của Luật Hộ tịch, Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Bộ luật dân sự đã có thể giải quyết được điều bạn đang phân vân về xác định dân tộc và quê quán của con mình (quê quán của bạn đã được ghi nhận trên Giấy khai sinh của bạn). 
Khi đăng ký khai sinh bạn cần xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

(Luật sư Nguyễn Thiện Hùng)

 

  • Bao lâu?
    04/05/2024
    Một bà học lái ô tô nhưng rất khó tiếp thu. Một hôm bà hỏi giáo viên: - Tôi phải học bao lâu nữa thì lái được xe?
  • Hay
    04/05/2024
    Bà vợ vừa ra sân chung tập thể dục xong, quay vô bảo với chồng: - Từ nay khỏe rồi ông ơi, ra vô thoải mái mà không sợ giẫm phải “mìn”!
  • Sợ
    04/05/2024
    Hai ông bạn ngồi uống trà đọc báo, bỗng một ông lật đật đứng dậy định rời đi. Ông còn lại ngạc nhiên hỏi: - Đi đâu mà gấp gáp vậy ông?
Số lượt truy cập: 580309