Những sai sót thường gặp trong lập Biên bản vi phạm hành chính.
Hiện nay, xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) chia ra thành hai trường hợp không lập biên bản và có lập biên bản (1). Trường hợp xử phạt VPHC có lập biên bản thì biên bản là thành phần bắt buộc trong hồ sơ xử phạt VPHC. Biên bản VPHC có ý nghĩa rất quan trọng là căn cứ chứng minh hành vi vi phạm, căn cứ ra quyết định xử phạt… tuy nhiên vì những lý do khác nhau, nhiều biên bản VPHC lập sai sót, không đảm bảo yêu cầu pháp lý dẫn đến hậu quả là không thể ban hành quyết định xử phạt VPHC; quyết định xử phạt ban hành không đúng trình tự, thủ tục nên phải hủy bỏ; hoặc quyết định xử phạt sai sót nên phải sửa đổi, bổ sung, đính chính… Trong nội dung bài này, tập trung chỉ ra những sai sót thường gặp đồng thời lưu ý một số vấn đề giúp người có thẩm quyền tránh sai sót khi lập biên bản.
1. Về mẫu biên bản
Sai sót về mẫu biên bản phổ biến là việc áp dụng không đúng mẫu biên bản. Biên bản VPHC hiện nay áp dụng theo mẫu biên bản được ban hành kèm theo Nghị định 97/2017. Như vậy, người lập biên bản không nên “sáng tạo” ra những biên bản khác, trừ trường hợp sử dụng các mẫu biên bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh ban hành để sử dụng trong ngành, lĩnh vực, địa phương (2). (ví dụ: Mẫu biên bản VPHC số 01 được ban hành kèm theo Thông tư 139/2017 sử dụng để lập biên bản VPHC về trật tự xây dựng quy định tại Khoản 12, Khoản 13, Điều 15 Nghị định 139/2017).
Ảnh minh họa
2. Người lập biên bản
Sai sót phổ biến là người có thẩm quyền lập biên bản về những hành vi không thuộc phạm vi của mình hoặc bỏ sót hành vi khi lập biên bản. Người lập biên bản cần xác định bản thân mình là người có thẩm quyền xử phạt hay chỉ là người thi hành công vụ theo nhiệm vụ được giao để có thể xác định đúng phạm vi lập biên bản. Trường hợp người không có thẩm quyền xử phạt thì chỉ được lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao; Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt phát hiện vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định (3).
3. Người vi phạm không ký biên bản
Sai sót phổ biến trong trường hợp người vi phạm không ký biên bản như: không có chữ ký của người làm chứng hay đại điện chính quyền; chỉ có chữ ký của một người làm chứng; chữ ký đại diện chính quyền là công an xã… Hiện nay, nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra