Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là người có quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Thực tiễn thi hành Luật XLVPHC có nhiều trường hợp xác định không đúng thẩm quyền xử phạt như: Xác định thẩm quyền xử phạt theo mức phạt chứ không căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt; nhầm lẫn giữa thẩm quyền xử phạt của cá nhân và tổ chức…Việc xác định thẩm quyền XPVPHC tuân thủ nguyên tắc:
Thứ nhất, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các Điều từ 38 đến 51 của Luật XLVPHC là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật XLVPHC đối với chức danh đó.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội trong khu vực nội thành thành phố trực thuộc trung ương, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
Ảnh: Kiểm tra, hướng dẫn công tác XLVPHC tại UBND TP.Cam Ranh
Thứ hai, thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật XLVPHC được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Thứ ba, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm quy định tại các Điều từ 39 đến 51 của Luật XLVPHC có thẩm quyền xử phạt vi phạm thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý; trong trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Thứ tư, trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm được xác định như sau:
- Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
- Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
- Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm của nhiều n