Vướng mắc về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng theo Nghị định 139/2017.
Hiện nay, tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng diễn ra khá phức tạp, các hành vi vi phạm phổ biến như: xây dựng không giấy phép, xây sai giấy phép, vi phạm chỉ giới xây dựng, không phù hợp với quy hoạch… Việc xử lý VPHC trong lĩnh vực xây dựng áp dụng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 139/2017 và các văn bản liên quan. (Nghị định 139/2017 có hiệu lực từ ngày 15/01/2018 thay thế Nghị định 121/2013 và Nghị định 180/2007), thực tiễn áp dụng Nghị định 139/2017 đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc:
1. Cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm.
Trước đây việc cắt điện, nước được quy định cụ thể tại Nghị định 180/2007, theo đó, biện pháp ngừng cung cấp điện nước là một trong những biện pháp xử lý vi phạm trật tự tại đô thị (1). Nghị định 180/2007 cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan công an, cơ quan cung cấp dịch vụ điện, nước(2) và các cơ quan liên quan khác trong việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước , việc quy định cụ thể cắt điện, nước đã tạo nên nhiều thuận lợi trong việc áp dụng. Biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện nước đã phát huy hiệu quả trong việc xử lý các công trình vi phạm: là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém, giúp xử lý nhanh những địa bàn “nóng” về trật tự xây dựng, ngăn chăn ngay hành vi vi phạm không để kéo dài. Hiện nay, Nghị định 139/2017 không còn quy định về cắt điện, nước điều này đã gây nhiều khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong xử lý VPHC, đặc biệt là đối với những cá nhân tổ chức cố tình vi phạm khi đã bị lập biên bản và xử lý.
2. Xử lý các công trình vi phạm tại nông thôn.
Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn là công trình được miễn giấy phép xây dựng theo Luật Xây dựng 2014(3) , trên tinh thần đó Nghị định 139/2017 cũng không còn quy định việc xử phạt công trình là nhà ở riêng lẻ tại nông thôn xây dựng không giấy phép, sai giấy phép. Nghị định 139/2017 quy định xử phạt đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn trong trường hợp vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng(4) , còn trường hợp xây dựng nhà ở nông thôn trên đất nông nghiệp, vi phạm quy hoạch, vi phạm chỉ giới xây dựng… thì vẫn chưa có quy định cụ thể.
Việc xác định nông thôn và đô thị để quyết định có hay không áp dụng Nghị định 139/2017 vẫn còn có những quan điểm khác nhau.VD: trường hợp xã thuộc thành phố thì là đô thị hay nông thôn?
Quan điểm thứ nhất, theo Luật Quy hoạch đô thị “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”(5) như vậy toàn bộ các đơn vị hành chính thuộc thành phố là đô thị kể cả các xã.
Quan điểm thứ hai, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi “đất ở nông thôn” do đó