CÁC LOẠI TÀI LIỆU CẦN CÓ TRONG HỒ SƠ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC
Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018 với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn. Theo đó, hồ sơ yêu cầu bồi thường cũng được quy định theo hướng chặt chẽ, cụ thể hơn so với Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Theo quy định tại Điều 41 Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, tùy từng trường hợp yêu cầu bồi thường, các loại tài liệu cần có trong hồ sơ sẽ khác nhau. Cụ thể:
1. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường
Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu bồi thường.
Văn bản yêu cầu bồi thường phải có các nội dung chính: Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường; Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường; Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ; Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ; Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường; Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có); Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có); Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường không cần có nội dung về mức yêu cầu bồi thường, tạm ứng kinh phí bồi thường và yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác.
b) Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
d) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
2. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế của người bị thiệt hại
Người yêu cầu bồi thường là người thừa kế cần có các tài liệu nêu tại đi