Phân biệt tạm giữ và tịch thu tang vật vi phạm hành chính
Nhiều cá nhân, tổ chức vẫn nhầm lẫn giữa việc tạm giữ và tịch thu tang vật vi phạm hành chính (gọi tắt là tạm giữ, tịch thu). Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi khi phát hiện hành vi vi phạm trong nhiều trường hợp cơ quan chức năng sẽ tiến hành thu giữ, chuyển tang vật về trụ sở cơ quan để xử lý. Vậy khi nào là tạm giữ, khi nào là tịch thu, hướng xử lý tang vật trong hai trường hợp sẽ như thế nào?
1. Tạm giữ tang vật vi phạm hành chính.
Tạm giữ là một trong chín biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Tạm giữ được áp dụng trong trường hợp: Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt, định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt; Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính; Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Xử lý tang vật bị tạm giữ: Ngay sau khi đạt được mục đích tạm giữ thì người có thẩm quyền phải trả lại tang vật, như trường hợp đã có căn cứ ra quyết định xử phạt, đã xác định hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt đã được thi hành thì người có quyền phải trả lại tang vật. ví dụ: công an giao thông tạm giữ xe máy vi phạm hành chính để để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, sau khi người vi phạm đóng tiền phạt (thi hành quyết định) thì sẽ được nhận lại xe.
Ảnh minh họa
2. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Tịch thu là một trong năm hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Tịch thu là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Xử lý tang vật bị tịch thu: Theo Nghị định 29/2018 thì tang vật, phương tiện bị tịch thu là tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân (gọi tắt là tài sản) và được xử lý như sau:
Thứ nhất, xác định đơn vị chủ trì quản lý tài sản: Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định tịch thu; Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.
Thứ hai, lập phương án xử lý tài sản: Đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm lập phương án xử lý đối với tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Phương án xử lý tài sản phải có các nội dung chủ yếu sau: Thông tin về tài sản; Giá trị tài sản; hình thức xử lý phù hợp với từng loại tài sản. (VD: Giao cho cơ quan nhà nước quản lý và sử dụng; Bán (đấu giá, bán chỉ định, niêm yết giá) theo quy định của pháp l