06/11/2019 01:00
|
Nội dung mới về đăng ký biện pháp bảo đảm theo Nghị định số 102/2017/NĐ-CP.
Nội dung mới về đăng ký biện pháp bảo đảm theo Nghị định số 102/2017/NĐ-CP.
Ngày 01/9/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, thay thế Nghị định số 83/2010. Được ban hành sau một loạt các luật mới như: Bộ Luật dân sự 2015, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Đất đai năm 2013... Nghị định 102/2017/NĐ-CP có nhiều thay đổi so với Nghị định 83/2010/NĐ-CP:
Thứ nhất, về tên gọi: Nghị định 102/2017 sử dụng cụm từ “biện pháp bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm” thay cho cụm từ “giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm”. Việc thay đổi tên gọi nhằm: thống nhất với cách gọi theo luật dân sự 2015; phù hợp với thực tế là không phải mọi trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm đều bắt nguồn từ các giao dịch, ví dụ: biện pháp cầm giữ là biện pháp được xác định theo luật định; tách biệt giữa thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm và thời điểm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm.
Hội nghị tập huấn công tác đăng ký biện pháp bảo đảm tại Khánh Hòa.
Thứ hai, về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm (Điều 4): Nghị định 102/2017 bổ sung biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thuộc đối tượng đăng ký và tách bạch rõ hai trường hợp đăng ký gồm đăng ký bắt buộc: thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu; cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển. Đăng ký khi có yêu cầu: thế chấp tài sản là động sản khác; thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu .
Thứ ba, về thời điểm có hiệu lực đăng ký biện pháp bảo đảm (Điều 5): Điểm khác so với Nghị định số 83/2010 là sửa thời điểm có hiệu lực của biện pháp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất từ thời điểm nhận hồ sơ hợp lệ thành thời điểm ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký. Việc sửa đổi như vậy sẽ phù hợp với quy định tại khoản 7 Điều 95 Luật Đất đai đồng thời khắc phục được thực tế là: hồ sơ dù được nhận hợp lệ nhưng chưa chắc đã được đăng ký vì người thụ lý giải quyết hồ sơ phát hiện ra sai sót và trả lại hồ sơ.
Thứ tư, nguyên tắc đăng ký biện pháp bảo đảm (Điều 7): Để khắc phục một bất cập trong thực tiễn là nhiều trường hợp cơ quan đăng ký từ chối đăng ký, yêu cầu sửa lại tên hợp đồng, nội dung hợp đồng thế chấp đã công chứng. Nghị định 102/2017 đã bổ sung nguyên tắc: cơ quan đăng ký không được yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ gì mà pháp luật không quy định trong hồ sơ; không được yêu cầu các bên ký kết hợp đồng sửa lại tên hợp đồng bảo đảm, nội dung hợp đồng bảo đảm, nếu không thuộc trường hợp sai sót do lỗi kê khai của
|
|
|
|
|
|