Hiệp định thương mại tự do (FTA) - cơ hội, thách thức và giải pháp
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chính thức bước chân vào trường quốc tế và đang nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới. Sự tham gia của Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu thể hiện qua việc Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do. Hiệp định thương mại tự do (FTA: Free Trade Agreement) Tính đến tháng 02/2020, Việt Nam đã ký kết 12 FTA (có hiệu lực), 01 FTA (đã ký nhưng chưa có hiệu lực), 03 FTA (đang đàm phán).
Hiệp định thương mại tự do được xác lập trên cơ sở tự do đàm phán, thỏa thuận về các ưu đãi đối với thuế nhập khẩu, xuất khẩu, hạn ngạch và lệ phí, gồm 04 loại, cụ thể:
1. FTA song phương: đàm phán và ký kết giữa hai quốc gia.
2. FTA đa phương: đàm phán và ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau.
3. FTA khu vực: đàm phán và ký kết giữa các quốc gia trong cùng một khu vực.
4. FTA giữa một quốc gia với một tổ chức.
Các FTA thông thường bao gồm 04 nội dung chính:
1. Nội dung về cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
2. Danh mục hàng, lĩnh vực được cắt giảm thuế quan.
3. Lộ trình cắt giảm thuế quan.
4. Các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Việc Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ đem lại lợi thế cạnh tranh lớn, góp phần bảo vệ lợi ích cho người lao động. Cụ thể, với việc xóa bỏ ngay lập tức 85,6% dòng thuế giữa Việt Nam với EU, các sản phẩm như dệt may, thủy hải sản, đồ gỗ và các sản phẩm đặc trưng vùng nhiệt đới (trái cây, rau củ…) của doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội thêm nhiều đơn hàng sang châu Âu, kéo các ngành khác như tài chính - ngân hàng, du lịch, vận chuyển … phát triển theo.
Bên cạnh đó, các rào cản pháp lý cũng giảm thiểu và tối giản hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Đặc biệt, việc tuân thủ các quy định của FTA giúp Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường (ví dụ trong lĩnh vực đánh bắt cá, xuất khẩu thủy hải sản, xuất khẩu gỗ, xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu sản phẩm mây tre đan lát…).
Nhìn riêng vào thị trường EU có thể thấy, EU là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ tư của Việt Nam. Xuất khẩu của EU sang Việt Nam chủ yếu bao gồm máy móc, hóa chất