Thực trạng áp dụng quy định pháp luật để được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hiện nay, cụm từ "sở hữu trí tuệ" không còn xa lạ, tài sản trí tuệ đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Việc nắm bắt được tầm quan trọng của "quyền sở hữu trí tuệ" giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tạo ra tài sản trí tuệ, đặc biệt trong kinh doanh, thương mại… Tuy nhiên, thực tế áp dụng quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ không đơn giản.
1. Tài sản trí tuệ, là những sản phẩm được cấu thành do trí tuệ của con người. Tài sản trí tuệ ở đây có thể là các sáng chế, tác phẩm nghệ thuật, các thiết kế, biểu tượng, tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong thương mại,…
2. Các loại hình tài sản trí tuệ
- Tác quyền: là một thuật ngữ dùng để chỉ quyền sở hữu của tác giả lên các tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm nghệ thuật ở đây bao gồm: âm nhạc, kịch, phim ảnh, hội họa, thiết kế, nhiếp ảnh,… Với tác quyền, người sở hữu hoàn toàn có quyền được sao chép tác phẩm, sử dụng tác phẩm vào các mục đích khác nhau, biểu diễn tác phẩm và phân phối các bản sao tới công chúng.
- Nhãn hiệu: là dấu hiệu phân biệt, nhận biết giữa sản phẩm, dịch vụ của công ty A với sản phẩm dịch vụ của công ty B.
- Bằng sáng chế: là quyền công nhận và sở hữu một phát minh trí tuệ nào đó.
- Thiết kế công nghiệp: hình dáng, chất liệu sản phẩm, hoa văn, màu sắc…
- Vị trí địa lý: việc sử dụng vị trí địa lý gắn với nơi sản xuất sản phẩm, dịch vụ (nước mắm Phú Quốc, tỏi Lý Sơn…)
3. Việc đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ được thực hiện tại các cơ quan sau:
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng thực hiện tại Cục Trồng trọt.
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả.
Khi thực hiện đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, yêu cầu về hồ sơ rất chặt chẽ (ví dụ: nộp hồ sơ đăng kí nhãn hiệu thì phải tra cứu nhãn hiệu đó xem có trùng lắp không, có gây nhầm lẫn không, trên cơ sở đó, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu, phần đăng ký sẽ chỉ được bảo hộ đối với các yếu tố tạo nên sự khác biệt hoàn toàn; thành phần hồ sơ bao gồm tờ khai đăng ký, quy chế sử dụng, mẫu nhãn hiệu, tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, giấy ủy quyền, tài liệu xác nhận xuất xứ, danh mục hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu trong tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng phân loại Quốc tế về hàng hóa và dịch