Thế nào là hoạt động ủy quyền?
Hiện nay có rất nhiều hoạt động, giao dịch phát sinh trong đời sống hàng ngày (dân sự, thương mại…) hoặc tố tụng (hành chính, hình sự…) có liên quan đến "ủy quyền". Do đó, nhận thức đúng ý nghĩa của hoạt động này là điều hết sức cần thiết để đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật. Trong khuôn khổ bài viết xin nêu một số nội dung liên quan đến "ủy quyền" như sau:
1. Ủy quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/ủy quyền đó.
2. Các hình thức ủy quyền hiện nay
Các bên có thể thỏa thuận giao dịch bằng nhiều hình thức, kể cả ủy quyền bằng miệng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo hình thức đó, việc ủy quyền mới có giá trị (cụ thể: hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền). Bên cạnh đó, có một số trường hợp quy định văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực.
Hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về hình thức Giấy ủy quyền.
3. Giá trị pháp lý của các văn bản ủy quyền
- Giấy ủy quyền: có 2 trường hợp
+ Giấy ủy quyền đơn phương: tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
+ Giấy ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc cụ thể, trong một khoảng thời gian xác định và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm đối với phần vượt quá.
- Hợp đồng ủy quyền: Điều 562 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc cụ thể, trong một khoảng thời gian xác định và hưởng các quyền trong phạm vi quy định c