17/12/2019 09:19
|
Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Ảnh minh họa - Hoàng Long
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 với nhiều nội dung mới, mục đích tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm xây dựng, vận hành hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch và khả thi góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Một trong những nội dung tiêu biểu của Luật Ban hành văn bản quy phạm luật 2015 là đưa ra các nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật Việt Nam. Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh pháp luật nước ta còn chưa được hoàn thiện, nhiều nội dung chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến phát sinh những trường hợp có nhiều văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề, lúc đó phải có sự cân nhắc phù hợp đề tìm ra luật áp dụng. Để hiểu rõ nguyên tắc này, trước hết cần nắm vững vị trí thứ bậc của văn bản quy phạm trong hệ thống pháp luật. Điều 4 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau: “1. Hiến pháp. 2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội. 3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. 8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. 9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh). 10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. 12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện). 13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.” Như vậy, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp, tiếp đến là các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và cuối cùng là các văn bản của chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó, Điều 156 Luật này đưa ra các nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật như sau: “1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. 2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau. 4. Trong trường hợp văn
|
|
|
|
|
|