23/02/2020 01:47
|
Xử lý như thế nào đối với hành vi tung tin giả?
Xử lý như thế nào đối với hành vi tung tin giả?
Tin giả là gì? Tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là các thông tin giả được lan truyền qua phương tiện truyền thông truyền thống (như in và phát sóng) hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến (như Facebook, Youtube, Lotus,…)
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp tung tin giả (hình minh họa)
Lý do nhiều người tung tin giả? Thời gian gần đây, lợi dụng dịch virus Corona, trên mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin thất thiệt, gây ảnh hưởng không nhỏ tinh thần người dân, ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. Vì sao đã có nhiều trường hợp đã bị chính quyền xử lý, nhưng nhiều người vẫn điềm nhiên tung tin giả. Xin liệt kê một số lý do như sau: - Thích “câu like”, được trở thành người quan trọng trong mắt người khác. Đời sống trên mạng xã hội đối với nhiều người quan trọng hơn cả đời sống thực. Nhu cầu được hỏi han, quan tâm, tung hô…trên mạng xã hội trở nên vô cùng quan trọng đối họ. Họ làm tất cả, thậm chí tung tin giả để được like, share, nhằm chứng minh giá trị của mình. - Nhận thức hạn chế, tung tin cho vui, không nghĩ đến hậu quả. Những người này thường ở độ tuổi thanh thiếu niên. Họ có sở thích phao tin đồn nhảm, không có bất kì kiểm chứng nào chỉ để cho vui, họ không hề biết hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là xử lý hình sự. - Tạo sự chú ý để bán hàng qua mạng. Kinh doanh online hiện nay rất phổ biến, một số người bán hàng online thường dùng đủ mọi chiêu trò để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, trong đó có tung tin giả. - Tung tin giả có chủ đích, nhằm gây mất trật tự, an ninh xã hội, kích động người dân. Nhiều tổ chức phản động cài cắm trên mạng xã hội lợi dụng sự hiếu kỳ của nhiều người để tung tin thất thiệt nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước. Những tin đồn dạng này gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, là dạng thông tin giả nguy hiểm nhất.
Xử lý như thế nào đối với hành vi tung tin giả? Tùy thuộc vào nội dung, mức độ hậu quả nghiêm trọng của việc tung tin đồn mà người vi phạm sẽ đối mặt với việc xử lý hành chính hoặc thậm chí là xử lý hình sự.
- Các hình thức xử lý: Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện: Xử phạt từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng với hành vi “cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân”. Tại Điểm g, Khoản 3, Điều 66, Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện: Xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Điều 156, Bộ luật Hình sự quy định về tội v
|
|
|
|
|
|