Xử lý Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 13/3/2007 ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước tỉnh Khánh Hòa và Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 06/6/2018 về độ mật đối với từng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc tỉnh Khánh Hòa
Trước đây, thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 13/3/2007 ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước tỉnh Khánh Hòa (sau đây gọi là Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND) và Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 06/6/2018 về độ mật đối với từng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc tỉnh Khánh Hòa (sau đây gọi là Quyết định số 1589/QĐ-UBND).
Ngày 15/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020. Theo đó, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước sẽ hết hiệu lực thi hành. Đồng thời, ngày 28/02/2020, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 26/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thay thế Nghị định số 33/2002/NĐ-CP. Vì vậy, Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND và Quyết định số 1589/QĐ-UBND cần được rà soát, xử lý để phù hợp với các quy định mới về bảo vệ bí mật nhà nước.
(Hình ảnh minh họa. Nguồn: Internet.)
Đối với Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND, căn cứ để ban hành Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND là Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước; Nghị định số 33/2002/NĐ-CP và từ tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước và Nghị định số 33/2002/NĐ-CP sẽ không còn hiệu lực thi hành khi Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước và Nghị định số 26/2020/NĐ-CP có hiệu lực (kể từ ngày 01/7/2020). Tại điểm c Khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, địa phương”. Do vậy, Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND không còn phù hợp với các quy định mới.
Đối với Quyết định số 1589/QĐ-UBND: Tại Điều 1, Điều 6 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP quy định:
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của địa phương mình trên cơ sở đề xuất của các Ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp”.
“Căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, người đứng đầu hoặc được ủy quyền của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương phải có văn bản quy định cụ thể độ mật (Tuyệt mật, Tối mật, Mật) của từng loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương mình quản lý”.
Căn cứ các quy định này, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1589/QĐ-UBND. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/7/2020, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và Nghị định số 26/2020/NĐ-CP không còn quy định trách nhiệm của UBND