28/09/2021 08:03        

Kết quả 03 năm triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin trên địa bàn tỉnh

 

Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 04 tháng 6 năm 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Qua 03 năm triển khai thi hành (từ ngày 01/7/2018 đến nay), tỉnh Khánh Hòa đã đạt được một số kết quả như sau:

Kết quả tuyên truyền, phổ biến

Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Nghị định số 13/2018/NĐ-CP, Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 15/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin bằng nhiều hình thức đa dạng như: đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử (trong đó, Trung tâm Cổng thông tin điện tử tỉnh đã đăng tải 42 tin, bài tuyên truyền về Luật Tiếp cận thông tin), Hệ thống tác nghiệp điện tử Eoffice; thông qua Đài phát thanh - truyền hình; xây dựng tài liệu chuyên đề, tờ rơi, ấn phẩm báo, tạp chí; thông qua Ngày sinh hoạt pháp luật hàng tháng, công tác giải quyết thủ tục hành chính, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Bên cạnh đó, các địa phương đã tổ chức một số hoạt động nhằm phổ biến, tuyên truyền biến Luật Tiếp cận thông tin, cụ thể: huyện Diên Khánh đã tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Tiếp cận thông tin cho hơn 150 đại biểu; huyện Khánh Sơn đã tổ chức 369 Hội nghị tập huấn quán triệt phổ biến, giáo dục pháp luật cho hơn 19.323 học viên tham dự, trong đó chú trọng việc thông tin, tuyên truyền các nội dung của Luật Tiếp cận thông tin; huyện Vạn Ninh đã tổ chức 15 Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Tiếp cận thông tin với hơn 975 người tham dự; thành phố Cam Ranh đã tổ chức 33 Hội nghị phổ biến nội dung Luật Tiếp cận thông tin và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP với hơn 3.500 lượt người tham dự, in và phát hành 1400 bộ tài liệu; huyện Cam Lâm đã tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Tiếp cận thông tin cho hơn 110 đại biểu; thị xã Ninh Hòa đã tổ chức 28 Hội nghị phổ biến Luật Tiếp cận thông tin;...

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Kết quả cung cấp thông tin

Trong 03 năm, số lượng yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại Luật Tiếp cận thông tin là 623 (trong đó, trực tiếp tại trụ sở là 479; gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin: 144). Số lượng yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ là 621 (trong đó, cung cấp thông tin theo yêu cầu là 608; bị từ chối cung cấp thông tin là 13 (do thông tin công dân không được tiếp cận, đề nghị cung cấp thông tin không thuộc thẩm quyền cung cấp).

         Những bất cập, vướng mắc trong thực hiện Luật Tiếp cận thông tin

- Vẫn còn ít cơ quan, đơn vị, địa phương chưa kịp thời đăng tải, cung cấp thông tin do mình tạo ra; chưa kịp thời lập và xây dựng Danh mục thông tin phải công khai, đăng tải lên Cổng thông tin điện tử theo đúng quy định.

- Việc tiếp cận thông tin của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế, người dân chưa nhận thức đầy đủ về quyền được tiếp cận thông tin.

- Cán bộ, công chức làm đầu mối cung cấp thông tin làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đảm nhận nhiều công việc trong khi tiếp cận thông tin là lĩnh vực mới nên còn nhiều lúng túng trong công tác tham mưu.

- Hệ thống vận hành của Cổng/Trang thông tin điện tử dù đã bổ sung một số tiện ích nhưng người khuyết tật, người có khó khăn trong việc tiếp cận thông tin (người không biết chữ) vẫn chưa tiếp cận được nhiều.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương còn một số lúng túng trong việc áp dụng Luật Tiếp cận thông tin, trong việc nhận định về việc tiếp cận thông tin có điều kiện, thông tin không được tiếp cận; chưa có hướng dẫn cụ thể đối với quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin: “Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác, thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ”, do đó, khó tránh khỏi sự thiếu thống nhất về điều kiện áp dụng.

Từ những bất cập, vướng mắc trên, tỉnh Khánh Hòa đã đề xuất các kiến nghị và giải pháp đối với các cơ quan xây dựng, ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về tiếp cận thông tin như: Tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm đầu mối cung cấp thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; biên soạn, phát hành bộ tài liệu bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ trong thực hiện việc cung cấp, cập nhật, công khai thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông; kỹ năng vận dụng tiến bộ công nghệ thông tin trong cung cấp thông tin; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo việc tiếp cận thông tin được kịp thời, chính xác, hiệu quả; hướng dẫn chi tiết việc thực hiện đối với các quy định tại Điều 6, 7, Luật Tiếp cận thông tin; tăng cường kinh phí cho công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Tiếp cận thông tin.                                                                                                                                                                                                                                             

Lệ Phượng

 
Bàn về vấn đề hoàn thiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017
Một số vướng mắc khi kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Cần hướng dẫn xác định thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ dự án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Làm thế nào để xác định đúng giá trị tang vật, phương tiện trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản?
Hiểu như thế nào về hành vi vi phạm hành chính trong việc không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe, lệnh gọi nhập ngũ?
Cần hướng dẫn trong việc quy định thủ tục hành chính
Tăng thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Sửa đổi, bổ sung quy định về giải trình
Thực tiễn thi hành pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại tỉnh Khánh Hòa
Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 06 tháng đầu năm 2021
Huyện Diên Khánh: Đa dạng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao.
Vướng mắc trong thực hiện quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Một số bất cập khi thực hiện phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức diện tích sử dụng công trình sự nghiệp; tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị
Thực trạng thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế trên địa bàn huyện Diên Khánh
Bầu được đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân
Tính dân chủ trong nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Xử lý Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 13/3/2007 ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước tỉnh Khánh Hòa

HÌnh ảnh
  • Giống
    08/03/2024
    Một ông nói với bạn trong nhà dưỡng lão: - Tôi cảm thấy mình giờ cứ như hồi 18 ấy.
  • Sợ
    08/03/2024
    Hai bà nội trợ bàn luận chuyện đời: - Ngày xưa cũng khổ như nhau, vậy mà vui. Chứ bây giờ sợ lắm!
  • Tập thể dục?!
    08/03/2024
    Một người hỏi bạn: - Cậu có chạy thể dục buổi sáng không?
Liên kết web
Số lượt truy cập
Số lượt truy cập: 358889