Thực trạng trốn đóng, nợ đọng Bảo hiểm xã hội và giải pháp tháo gỡ tại tỉnh Khánh Hòa.
ảnh minh họa
Ngày 24/12/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 3072/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2019, theo đó xác định lĩnh vực trọng tâm là theo dõi thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Bảo vệ quyền lợi cho người lao động là trách nhiệm luôn được các cấp, các ngành quan tâm, trong đó, việc đảm bảo chế độ tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) được chú ý hàng đầu.
Theo số liệu thống kê của BHXH tỉnh Khánh Hòa, tính đến ngày 30/6/2019, trên địa bàn tỉnh có: 4.945 doanh nghiệp và 106.896 lao động tham gia BHXH, 2.421 doanh nghiệp và 12.425 lao động chưa tham gia BHXH.
Công tác thanh tra, kiểm tra 6 tháng đầu năm 2019 đã kết luận và kiến nghị thực hiện truy đóng do đóng thiếu thời gian của 175 lao động: 1.123.274.920 đồng; truy đóng thiếu mức tiền lương của 384 lao động: 634.439.661 đồng; truy nộp 10 đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN: 681.840.941 đồng; quyết định xử phạt vi phạm hành chính 03 đơn vị với số tiền xử phạt: 116.516.171 đồng.
Số nợ BHXH, BHYT, BHTN từ 01 tháng trở lên là 110.026 triệu đồng (trong đó, nợ lãi chậm đóng là 22.022 triệu đồng).
Còn 29 đơn vị chưa khắc phục nợ BHXH, BHYT, BHTN theo Kết luận thanh tra, kiểm tra là 11.287.719.331 đồng (trong đó: 06 đơn vị thanh tra trước năm 2018 với số tiền: 539.732.943 đồng, 21 đơn vị thanh tra năm 2018 với số tiền: 10.734.936.175 đồng, 02 đơn vị thanh tra năm 2019 với số tiền: 13.050.213 đồng).
Qua đó, có thể thấy được tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN vẫn còn diễn ra phổ biến, chưa được khắc phục triệt để, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động như không được hưởng hoặc không kịp thời giải quyết các chế độ BHXH, chế độ ốm đau, thai sản…
Để khắc phục tình trạng trên, việc đề ra các giải pháp và chỉ đạo thực hiện là vô cùng cần thiết. Có thể kể đến một số các giải pháp như sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật BHXH, Luật BHYT và tổ chức đối thoại trực tiếp với người sử dụng lao động, người lao động để họ hiểu và tự giác thực hiện đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
BHXH tỉnh định kỳ lấy số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu về các đơn vị sử dụng lao động. Trên cơ sở đó rà soát, lập danh sách các