Hướng giải quyết cho trường hợp biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót.
Thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau như: Quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa rõ ràng, tình trạng vi phạm hành chính diễn ra phức tạp, lực lượng cán bộ xử lý vi phạm hành chính còn mỏng…dẫn đến nhiều trường hợp biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót. Vậy, phải giải quyết như thế nào để đảm bảo nguyên tắc một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần.
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: Theo Điểm d, Khoản 1, Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định về xử lý vi phạm hành chính “một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”. Quy định này được hiểu là trong thời gian tiến hành xử phạt đối với một vi phạm cụ thể thì người có thẩm quyền xử phạt không được xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi vi phạm đó. Nguyên tắc này đã được cụ thể tại Khoản 3, Điều 6, Nghị định 81/2013. Theo đó, một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần.
Ý nghĩa của nguyên tắc xử phạt: Quy định xử phạt một lần đối với một hành vi vi phạm hành chính có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng trong việc xử phạt, tránh tình trạng xử phạt nhiều lần đối với một vi phạm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Đồng thời quy định nhằm bảo đảm việc xử phạt đúng người, đúng hành vi vi phạm.
Ảnh: Kiểm tra, hướng dẫn công tác XLVPHC tại UBND TP.Nha Trang
Hướng giải quyết đối với trường hợp biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính sai sót:
- Đối với trường hợp biên bản lập có sai sót: Tùy theo sai sót, người có thẩm quyền căn cứ Điều 59, Luật Xử lý vi phạm hành chính lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính. Mẫu biên bản xác minh tình tiết vụ việc áp dụng MBB 15 (ban hành kèm theo Nghị định 97/2017). Biên bản xác minh phải được lập theo đúng thủ tục, trình tự quy định tại Điều 58, Luật XLVPHC và có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan: Cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm; Người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có) và là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính trình người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, đồng thời, lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
- Đối với Quyết định xử phạt có sai sót: Tùy theo tính chất của những sai sót thì người có thẩm quyền phải tiến hành sửa đổi, bổ sung, đính chính hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể :
+ Đối với Quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót về kỹ thuật soạn thảo làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định; Có sai sót về nội dung nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định thì