26/09/2016 07:25        

Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động

Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động

* Nội dung câu hỏi:
(Của bạn Bích Liên)
Tôi đã làm việc cho công ty hơn 8 năm và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ hàng tháng. Thời gian gần đây tôi bị bệnh phải nằm viện điều trị nhiều ngày, do bệnh nặng nên được bệnh viện chuyển lên tuyến trên. Tôi muốn biết cụ thể chế độ bảo hiểm khi người lao động bị bệnh phải nghỉ việc được quy định như thế nào và trường hợp bệnh nặng phải điều trị dài ngày có được bảo hiểm không?


* Ý kiến tư vấn của luật sư:
Bạn làm việc tại công ty theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn nên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, và thực tế bạn đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội hơn 8 năm nên chế độ ốm đau được áp dụng theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội. 
Theo Luật này, thời gian người lao động hưởng chế độ ốm đau được tính phụ thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và môi trường làm việc, khu vực làm việc của người lao động. Cụ thể thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần được quy định như sau: 
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên; 
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Trong trường hợp người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành phải nghỉ việc thì được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. 
Điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau của người lao động được Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

(Luật sư Nguyễn Thiện Hùng)
 

  • Bao lâu?
    04/05/2024
    Một bà học lái ô tô nhưng rất khó tiếp thu. Một hôm bà hỏi giáo viên: - Tôi phải học bao lâu nữa thì lái được xe?
  • Hay
    04/05/2024
    Bà vợ vừa ra sân chung tập thể dục xong, quay vô bảo với chồng: - Từ nay khỏe rồi ông ơi, ra vô thoải mái mà không sợ giẫm phải “mìn”!
  • Sợ
    04/05/2024
    Hai ông bạn ngồi uống trà đọc báo, bỗng một ông lật đật đứng dậy định rời đi. Ông còn lại ngạc nhiên hỏi: - Đi đâu mà gấp gáp vậy ông?
Số lượt truy cập: 577198