10/11/2016 12:09        

Trách nhiệm bồi thường trong tai nạn giao thông

Trách nhiệm bồi thường trong tai nạn giao thông

Nội dung câu hỏi:
(Câu hỏi của bạn Nguyễn Ngọc Hòa)
Tôi làm nghề lái xe, làm việc cho công ty theo hợp đồng lao động dài hạn, đã có thời gian làm việc thực tế tại công ty trên 7 năm, vừa qua trong một lần chở hàng, xe tôi xa chạm với một xe máy làm một người bị thương, tuy thương tích không nặng nhưng xe máy của họ có bị hư hỏng. Tôi muốn được biết trong trường hợp của tôi thì trách nhiệm bồi thường được tính như thế nào?

Tư vấn của luật sư: 
Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp của bạn được gọi là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 
Theo Bộ luật dân sự, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 605 của Bộ luật dân sự:
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Trong trường hợp người làm công, người học nghề gây ra thiệt hại trong khi thực hiện công việc được cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác giao thì cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại đó và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. 
Việc xác định lỗi phải do cơ quan chức năng (cơ quan công an) thực hiện. Tuy nhiên, thiệt hại ở đây là do phương tiện giao thông vận tải cơ giới gây ra, phương tiện này được pháp luật coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với nguồn nguy hiểm cao độ, pháp luật có quy định: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(Luật sư Nguyễn Thiện Hùng)
 

  • Bao lâu?
    04/05/2024
    Một bà học lái ô tô nhưng rất khó tiếp thu. Một hôm bà hỏi giáo viên: - Tôi phải học bao lâu nữa thì lái được xe?
  • Hay
    04/05/2024
    Bà vợ vừa ra sân chung tập thể dục xong, quay vô bảo với chồng: - Từ nay khỏe rồi ông ơi, ra vô thoải mái mà không sợ giẫm phải “mìn”!
  • Sợ
    04/05/2024
    Hai ông bạn ngồi uống trà đọc báo, bỗng một ông lật đật đứng dậy định rời đi. Ông còn lại ngạc nhiên hỏi: - Đi đâu mà gấp gáp vậy ông?
Số lượt truy cập: 581257