27/08/2012 10:35        

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/2008/NĐ-CP NGÀY 28/5/2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

BỘ TƯ PHÁP

VỤ PHÁP LUẬT DÂN SỰ, KINH TẾ - VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

__________________________________

             ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/2008/NĐ-CP NGÀY 28/5/2008 CỦA
                             CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHI
ỆP

 

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH

Thực hiện chủ trương đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong thời gian vừa qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng: Luật Doanh nghiệp (1999 và 2005); Luật Doanh nghiệp Nhà nước (1995 và 2003), Luật Đầu tư (2005), Luật Hợp tác xã (2003), Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thương mại (2005), Luật Cạnh tranh (2004), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật Phá sản (2004) và nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật này đã tạo nên một khung pháp lý thuận tiện và tương đối đầy đủ, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh ở nước ta.

Trên thực tế, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh khác được thành lập ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về quy mô và hình thức hoạt động[1]. Kết quả hoạt động của lực lượng doanh nghiệp này đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Tuy nhiên, trong hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều mặt yếu kém, trong đó có việc thực hiện pháp luật. Về vấn đề này, Chỉ thị số 27/2003/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nêu rõ: “Về phía doanh nghiệp, trình độ hiểu biết luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật của một Bộ phận chủ sở hữu và người quản lý chưa cao; một số doanh nghiệp còn làm ăn không trung thực, cố tình vi phạm quy định pháp luật; quản trị nội Bộ doanh nghiệp còn yếu, chưa minh bạch;...” 

Sự yếu kém trong việc thực hiện pháp luật của doanh nghiệp là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, về phía doanh nghiệp:

Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của pháp luật của nhiều chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế.[2] Tình trạng doanh nghiệp không chú ý tới việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật là phổ biến. Nhiều doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng tư vấn pháp luật để áp dụng, thi hành pháp luật và phòng, chống rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Có những doanh nghiệp còn lợi dụng sơ hở của pháp luật và yếu kém trong quản lý Nhà nước để thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư trục lợi, trốn thuế bất hợp pháp. Nguyên nhân chính của tình trạng này là ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý của nhiều người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp còn khó khăn về nguồn lực để tiếp cận với thông tin pháp lý và tư vấn pháp luật, hoạt động hỗ trợ của các hiệp hội doanh nghiệp còn nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thông tin pháp luật. Theo kết quả điều tra về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức năm 2005 thì có tới hơn 30% doanh nghiệp được khảo sát[3] cho rằng việc tiếp cận với văn bản pháp luật là khó hoặc không thể. Sự khó khăn trong việc tiếp cận này phần nào ảnh hưởng đến sự hiểu biết của doanh nghiệp về hệ thống pháp luật kinh doanh của nhà nước ta và do đó cũng gây khó khăn cho họ trong việc thực thi pháp luật.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, lợi ích quốc gia, đặt ra yêu cầu phải nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của doanh nghiệp. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, doanh nghiệp có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho hoạt động thực thi pháp luật. Các doanh nghiệp này thường có nhiều kinh nghiệm và có kỹ năng thành thạo trong việc thực hiện pháp luật. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do có những hạn chế trong việc nhận thức về pháp luật so với doanh nghiệp nước ngoài nên đã và sẽ gặp phải rủi ro pháp lý nhiều hơn, cũng như không tăng cường được sức cạnh tranh của mình trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt.  

Thứ hai, về phía Nhà nước:

Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thi hành tốt nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức triển khai thực hiện pháp luật cho doanh nghiệp, cụ thể:

Luật Tổ chức Chính phủ quy định Chính phủ có nhiệm vụ bảo đảm việc thi hành pháp luật của tổ chức, cá nhân nói chung và của doanh nghiệp nói riêng[4]. Luật Doanh nghiệp năm 1999 cũng như Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng có các quy định, theo đó, việc phổ biến và tổ chức thi hành các văn bản pháp luật là một trong các nội dung quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp[5]. Trách nhiệm của Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hướng dẫn, tổ chức thực hiện pháp luật cũng đã được quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ[6] và Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương[7]. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trong lĩnh vực này được đánh giá là còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là tại các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều gặp khó khăn trong tiếp cận với pháp luật. Tình trạng doanh nghiệp yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước giải đáp pháp luật nhưng không nhận được trả lời, hoặc trả lời không kịp thời còn phổ biến. Những bất cập này đã không tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật nhằm giảm thiểu rui ro và kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, cần phải ban hành Nghị định này để ghi nhận cụ thể trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước về việc hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp.

Những bất cập trên đây làm cho công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp còn kém hiệu quả. Pháp luật được ban hành nhưng chưa được tổ chức thi hành tốt đã ảnh hưởng tới việc xây dựng môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Đối với doanh nghiệp, cùng với những hạn chế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm, thị trường..., việc thực thi pháp luật còn hạn chế làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp kém, nhất là trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Để khắc phục những bất cập nêu trên, tại Chỉ thị 13/2005/CT-TTg ngày 08/4/2005, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp chñ tr×, phèi hîp víi c¸c Bé vµ Uû ban nh©n d©n cÊp tØnh x©y dùng vµ ban hµnh v¨n b¶n h­íng dÉn c¸c Bé vµ Uû ban nh©n d©n cÊp tØnh thùc hiÖn chøc n¨ng hç trî viÖc thùc hiÖn ph¸p luËt cho doanh nghiÖp. Tiếp theo đó, Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 05 năm (2006-2010) đã giao Bộ Tư pháp chuẩn bị trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đã thành lập Ban Soạn thảo gồm đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Thực hiện kế hoạch xây dựng Nghị định, từ năm 2003 đến 2008, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát, tọa đàm tại một số địa phương đại diện cho các vùng, miền trong cả nước (Hà Nội, Hải phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Nghệ An, An Giang và Hưng Yên) để làm rõ thực trạng và nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; nghiên cứu về các nội dung, phương thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; xác định trách nhiệm của Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Bộ Tư pháp đã phối hợp với Dự án STAR Việt Nam, Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Dự án GTZ – CHLB Đức), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Câu lạc Bộ pháp chế doanh nghiệp tổ chức lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và đại diện cơ quan có liên quan tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định. Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính, dự án EU về tăng cường năng lực quản lý tài chính của Việt Nam nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, nhất là các nước trong cộng đồng Châu Âu về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Ngày 28/5/2008, Chính phủ đã ký Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với mục tiêu xác định rõ cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực thực thi pháp luật của doanh nghiệp, góp phần đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch trong xây dựng và thi hành pháp luật mà chúng ta đã cam kết khi gia nhập WTO.

II. CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH

Nghị định này được xây dựng trên 05 quan điểm chỉ đạo sau đây:

1. Các biện pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được quy định và áp dụng cho mọi loại hình chủ thể kinh doanh, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động nhằm giúp các chủ thể kinh doanh có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước;

2. Nội dung các biện pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần bảo đảm nguyên tắc Nhà nước không làm thay công việc của doanh nghiệp, mặt khác cũng phải bảo đảm việc hỗ trợ của Nhà nước không làm hạn chế sự phát triển của thị trường dịch vụ tư vấn pháp lý nói chung và thị trường dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp nói riêng;

3. Nội dung của các biện pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được quy định trên cơ sở có tính đến điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của từng ngành, từng địa phương trong từng thời kỳ, bảo đảm sự hài hòa giữa trách nhiệm hỗ trợ với nguồn lực thực tế về tài chính, nhân sự của các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương và địa phương;

4. Xác định cụ thể trách nhiệm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để bảo đảm nhu cầu hỗ trợ cho các doanh nghiệp được đáp ứng một cách nhanh chóng, thuận lợi, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước như hiện nay;

5. Các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần lấy đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là trung tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển DNNVV theo quy định tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH

Nghị định gồm IV Chương, 17 Điều, cụ thể như sau:

1.    Chương I: Quy định chung

Chương này bao gồm 06 điều, quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; nguyên tắc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; trách nhiệm của các Bộ, UBND cấp tỉnh trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; trách nhiệm của doanh nghiệp và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý.

- Về phạm vi các chủ thể có trách nhiệm hỗ trợ, Nghị định quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bộ) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) mà không quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Về phạm vi các chủ thể được hưởng sự hỗ trợ pháp lý, Nghị định quy định áp dụng cho cả doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác không phải là doanh nghiệp.

đối tuợng áp dụng của Nghị định này bao gồm:

+ Các Bộ;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các hiệp hội, hội, câu lạc Bộ của doanh nghiệp (sau đây gọi chung là các tổ chức đại diện của doanh nghiệp);

+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

- Về nguyên tắc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Nghị định quy định theo hướng hoạt động hỗ trợ pháp lý do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phải đảm bảo sự bình đẳng (không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động), được thực hiện bằng các hình thức đa dạng và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương và trong từng thời kỳ.

Cũng tại chương này, Nghị định xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp  (Điều 4); Nghị định cũng quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ, trong đó có quy định về khuyến khích doanh nghiệp sử dụng pháp chế doanh nghiệp và việc chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong thực thi pháp luật (Điều 5 và Điều 6).

Để đảm bảo triển khai các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp đạt hiệu quả, Nghị định quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như sau:

+ Chủ động tìm hiểu pháp luật, bố trí cán Bộ phụ trách công tác pháp chế doanh nghiệp hoặc thuê luật sư tư vấn để giúp doanh nghiệp thực thi pháp luật.

+ Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý theo quy định tại Nghị định này.

2. Chương II: Hình thức, nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Chương này gồm 6 điều, quy định các hình thức, biện pháp và nội dung hỗ trợ pháp lý mà các cơ quan nhà nước phải thực hiện để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Các hình thức đó bao gồm:

a. Xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp (Điều 7)

Nghị định quy định các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật các cơ sở dữ liệu về tất cả các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản giải đáp pháp luật trong ngành, lĩnh vực, phạm vi do mình phụ trách và đăng tải trên trang thông tin chính thức của Bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng miễn phí thông tin đăng tải trên cơ sở dữ liệu này và có quyền yêu cầu Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật toàn văn nội dung văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp luật mà chưa được đăng tải trên trang thông tin chính thức của Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Hình thức hỗ trợ này sẽ khắc phục được bất cập hiện nay là doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận với thông tin pháp lý, nhất là các văn bản hướng dẫn thi hành do các ngành và địa phương ban hành. Đồng thời, quy định này cũng góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam về bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch của WTO trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

b. Xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật (Điều 8)

Để bảo đảm việc phổ biến kịp thời các quy định pháp luật có liên quan phục vụ hoạt động của doanh nghiệp, Nghị định quy định các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức biên soạn, xuất bản tài liệu giới thiệu, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực hoặc phạm vi do mình quản lý cho doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phối hợp với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp phổ biến các tài liệu giới thiệu, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cho doanh nghiệp.

c. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp (Điều 9)

Để đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, Nghị định quy định các Bộ có trách nhiệm tổ chức xây dựng, định kỳ cập nhật tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình quản lý và phối hợp với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm và phối hợp với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho các báo cáo viên thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp tại địa phương.

d. Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp (Điều 10)

Pháp luật hiện hành quy định việc hướng dẫn thực hiện pháp luật là chức năng, nhiệm vụ của các Bộ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Để tổ chức thực thi pháp luật, trong thẩm quyền của mình, các Bộ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh, Nghị định...Mặc dù đã có các văn bản hướng dẫn thi hành, nhưng thực tiễn sản xuất - kinh doanh thường xuyên phát sinh nhiều vấn đề mới mà chưa có pháp luật để điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, pháp luật nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo tính đồng Bộ, tính cụ thể, đôi khi còn chồng chéo, mâu thuẫn nên đã gây ra cho doanh nghiệp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu và thực thi pháp luật. Vì vậy trên thực tế, doanh nghiệp vẫn có nhu cầu được giải đáp pháp luật.

Để đáp ứng yêu cầu này của doanh nghiệp, Nghị định quy định trách nhiệm của Bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp. Việc giải đáp pháp luật được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như:

+ Giải đáp bằng văn bản;

+ Giải đáp thông qua mạng điện tử;

+ Giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại;

+ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Nghị định quy định thời hạn giải đáp như sau:

Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ có trách nhiệm trả lời yêu cầu giải đáp pháp luật trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp cung cấp đủ thông tin có liên quan đến yêu cầu giải đáp pháp luật.

Đối với các trường hợp có nội dung phức tạp hoặc liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước trong nhiều ngành, lĩnh vực thì thời hạn trả lời là 30 ngày làm việc.   

Trong trường hợp không giải đáp pháp luật thì cơ quan được yêu cầu giải đáp phải nêu rõ lý do.

Việc giải đáp pháp luật quy định tại Điều này không áp dụng đối với các yêu cầu giải đáp pháp luật của doanh nghiệp về những trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Về phân cấp thẩm quyền thực hiện giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp, Nghị định quy định 2 cấp:

+ Doanh nghiệp có quyền yêu cầu các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải đáp pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

+ Trong trường hợp việc giải đáp pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nêu trên chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu các Bộ có liên quan giải đáp.

đ. Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật (Điều 11)

Việc tiếp nhận, tổng hợp, xử lý kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện hệ thống pháp luật đã được Chính phủ quan tâm chỉ đạo trong thời gian vừa qua nhưng kết quả còn hạn chế. Công tác tiếp nhận, tổng hợp này chưa được thực hiện đều khắp ở tất cả các Bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cũng chưa được thực hiện toàn diện đối với các quy định pháp luật về kinh tế, thương mại. Còn có tình trạng kiến nghị của doanh nghiệp chưa đến được các địa chỉ cần thiết để kịp thời phục vụ cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Bất cập này, một mặt gây bức xúc trong giới doanh nghiệp, trong xã hội, mặt khác không kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan có trách nhiệm trong việc tham mưu, đề xuất xây dựng hoàn thiện các quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu pháp triển của quan hệ kinh doanh, thương mại.

Để khắc phục tình trạng này, Nghị định giao cho các Bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp những kiến nghị của doanh nghiệp để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Giao Vụ pháp chế Bộ, ngành và Sở Tư pháp là cơ quan giúp Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp và đề xuất việc xử lý đối với những kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật. Giao Bộ Tư pháp chủ trì theo dõi, tổng hợp công tác này để bảo đảm sự gắn kết giữa việc tiếp nhận, tổng hợp, xử lý kiến nghị của doanh nghiệp với công tác xây dựng pháp luật.

e. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (Điều 12)

Tại Việt Nam hiện nay có trên 98% doanh nghiệp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đó, đa số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận với dịch vụ tư vấn pháp luật, nhất là các doanh nghiệp ở địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, xùng xa. Trong điều kiện đó, để doanh nghiệp đứng vững và hội nhập hiệu quả, biện pháp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là rất cần thiết. Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được xây dựng và tổ chức thực hiện sẽ tạo ra bước chuyển biến mới trong việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện tốt các đạo luật sẽ được ban hành trong thời gian sắp tới và đáp ứng nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trong đó, tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp sẽ tập trung giải quyết các vấn đề ưu tiên như thông tin pháp lý; phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh; kỹ năng, nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp; tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các địa bàn khó khăn. 

Nghị định quy định căn cứ xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:

+ Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, tại các vùng, ngành, lĩnh vực yêu cầu héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ;

+ Chương trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và kế hoạch ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương.

Việc xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện như sau:

+ Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, địa phương.

Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương do mình quản lý.

+ Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành:

Các Bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương do mình quản lý gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành;

Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý theo yêu cầu của doanh nghiệp là thành viên tổ chức mình gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành;

- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính lập kế hoạch và tổ chức xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sau khi chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý được khuyến khích tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo các chương trình hỗ trợ.

3. Chương III: Tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Để thiết lập cơ chế hiệu quả về hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp và bảo đảm tính khả thi của Nghị định sau khi được ban hành, Chương III đã quy định các vấn đề về tổ chức, cán Bộ và tài chính phục vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Nghị định quy định kinh phí phục vụ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được quy định tại các điều 7, 8, 9, 10 và 11 Chương II sẽ do Ngân sách nhà nước cấp, được tổng hợp vào kinh phí chi thường xuyên của từng cơ quan. Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nguồn kinh phí thực hiện chương trình được sử dụng từ ngân sách nhà nước ở Trung ương, địa phương và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức chi và hướng dẫn việc lập, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Về tổ chức thực hiện, Nghị định xác định:

- Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

+ Chủ động tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này;

+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ cho cán Bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

+ Phối hợp với các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chủ động tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này; tổ chức tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và thông báo cho Bộ Tư pháp theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức pháp chế thuộc Bộ là đầu mối tổ chức và triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của Bộ.

- Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại địa phương và làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.  

4. Chương IV: Điều khoản thi hành

Chương này gồm 2 điều, quy định về hiệu lực thi hành và trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ, ngày 03/9/2008, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ-BTP phê duyệt Kế hoạch triển khai Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với nội dung sau:

1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành Nghị định số 66, cụ thể là: Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí nhà nước cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chế độ, chính sách cán Bộ đối với người làm công tác pháp chế tại các Bộ và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Công tác phổ biến, tuyên truyền nội dung Nghị định số 66 (bao gồm: Tổ chức giới thiệu, trao đổi về nội dung Nghị định số 66; Phát hành số chuyên đề của Tạp chí Dân chủ và pháp luật về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Củng cố và nâng cấp Trang Thông tin hỏi đáp và tư vấn pháp luật trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (http://hoidap.moj.gov.vn)) và tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp tới cán Bộ làm công tác pháp chế tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức đại diện doanh nghiệp.

4. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc phạm vi, chức năng nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.

 



[1] Hiện có khoảng 300.000 doanh nghiệp được đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, 3.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 15.000 hợp tác xã, 24.000 nhóm hợp tác xã và 2,4 triệu hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, 10 triệu hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và 13.000 trang trại.

[2] Kết quả điều tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy trong số 1237 doanh nghiệp được khảo sát thì có khoảng 70 đến 80% số doanh nghiệp không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ pháp luật về kinh doanh; có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật.

[3] Có 1.538 doanh ngiệp tham gia khảo sát tại 32 tỉnh, thành phố.

[4] Khoản 2, Điều 8, Luật Tổ chức Chính phủ

[5] Điều 162, Luật doanh nghiệp 2005

[6] Khoản 4, Điều 4 và khoản 1, Điều 13

[7] Khoản 6, Điều 4

 

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 1791081