14/01/2013 08:34        

Bị chắn mất lối đi, giải quyết thế nào?

Bị chắn mất lối đi, giải quyết thế nào?

 

 

Câu hỏi:

Tôi có nhà ở tại một con đường hẻm trong thành phố, nhà này tôi mua của một người khác khi họ đã có sổ đỏ. Mấy năm qua chúng tôi vẫn sử dụng lối đi ra đường phố chính là lối đi chung với hộ gia đình ở phía trước. Vừa rồi nhà này đã bán cho một chủ khác, sau khi mua, người này làm lại nhà và làm cổng chắn mất lối đi của gia đình tôi. Chúng tôi đã thương lượng nhưng không giải quyết được vì họ nói phần đất đó là của họ, đã thể hiện trong giấy chứng nhận. Xin cho biết có hướng nào để giải quyết?

 

(Bùi Kiên – Cam Ranh)

 

 

Ý kiến tư vấn:

Bộ luật dân sự quy định về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, theo đó, chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi (hoặc các nhu cầu cần thiết khác như cấp nước, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc ...) một cách hợp lý.

Từ nguyên tắc đó, tại Điều 275 của Bộ luật dân sự đã quy định: Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Luật cũng quy định trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó. Vì vậy anh nên tìm hiểu ở người chủ cũ đã bán nhà cho anh xem trước đây người đó và chủ nhà cũ ở phía trước đã có thỏa thuận gì về lối đi này chưa để có hướng giải quyết thích hợp. Trong trường hợp hai bên không tự thương lượng, thỏa thuận với nhau được thì cần nhờ chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể ở địa phương khu dân cư hỗ trợ vận động, thuyết phục, nếu vụ việc vẫn không thành thì phải yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

 

 Luật sư Nguyễn Thiện Hùng

Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa

 

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 115868