08/09/2022 09:20        

Vai trò công tác xã hội trong trường học

 

Nội dung câu hỏi:

Tình hình học sinh vi phạm pháp luật cũng như bạo lực học đường vẫn xảy ra, là nỗi lo của các bậc phụ huynh, cũng là điều mà xã hội rất quan tâm. Với ngành giáo dục đã có các quyết sách gì đối với công việc này?

(Câu hỏi của bạn Lê Hồng Tân)

 

Ý kiến tư vấn:

Tại Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra các yêu cầu cho công tác xã hội trong trường học, trong đó có một số nội dung như:

- Công tác xã hội trong trường học có nội dung phát hiện các nguy cơ trong và ngoài cơ sở giáo dục có ảnh hưởng tiêu cực đến người học; phát hiện các vụ việc liên quan đến người học có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, có hành vi bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật đồng thời tổ chức các hoạt động phòng ngừa, can thiệp và phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương và các đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng thực hiện việc can thiệp, trợ giúp trong từng trường hợp.

- Rà soát, nắm bắt thông tin, các hiện tượng bất thường của người học, chủ động phát hiện người học có hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nghỉ học thường xuyên, có nguy cơ bỏ học, bị xâm hại, bị bạo lực, vi phạm pháp luật. Thiết lập hệ thống tiếp nhận thông tin của cơ sở giáo dục như hòm thư góp ý, đường dây nóng hoặc các hình thức sử dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận các vụ việc có nguy cơ gây tổn hại đến người học.

- Phòng ngừa bằng việc tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo và hướng dẫn người học về các tình huống, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật. Tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động cộng đồng, xã hội kịp thời phản ánh thông tin về các vụ việc liên quan đến người học và tham gia xây dựng môi trường trường học an toàn, lành mạnh. Hướng dẫn người học, cha mẹ hoặc người giám hộ của người học, giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục sử dụng các dịch vụ hỗ trợ từ cơ sở giáo dục, Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em, Trung tâm công tác xã hội các cấp hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng. Cung cấp thông tin, tài liệu, trang bị cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người học, giáo viên các kiến thức, kỹ năng, phương pháp phát hiện các trường hợp người học có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ bỏ học, bị căng thẳng, khủng hoảng, nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực và trách nhiệm thông báo, phối hợp giải quyết cùng cơ sở giáo dục.

- Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học (người làm công tác xã hội trong trường học) tiếp nhận thông báo, lấy ý kiến của người học và các đối tượng liên quan để xác minh, đánh giá toàn diện nhu cầu cần hỗ trợ của người học dựa trên mức độ và nguy cơ bị tổn hại. Thủ trưởng cơ sở giáo dục quyết định phương án can thiệp, trợ giúp đối với người học.

- Đối với trường hợp can thiệp, trợ giúp tại cơ sở giáo dục, người làm công tác xã hội trong trường học xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp dựa trên kết quả đánh giá toàn diện về vụ việc hoặc nhu cầu của người học, xác định mục tiêu và các hoạt động can thiệp, trợ giúp người học, lập kế hoạch can thiệp trợ giúp đồng thời phối hợp với người học, gia đình người học và các bên liên quan thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp người học theo Kế hoạch được phê duyệt. Sau can thiệp, tiến hành đánh giá tình trạng và nguy cơ người học bị tổn hại. Trường hợp người học không còn tổn hại hoặc nguy cơ bị tổn hại thì báo cáo Thủ trưởng cơ sở giáo dục để kết thúc quy trình can thiệp, trợ giúp; trường hợp người học vẫn còn tổn hại hoặc nguy cơ bị tổn hại, tiếp tục thực hiện can thiệp, trợ giúp hoặc lập kế hoạch can thiệp, trợ giúp mới, phù hợp với tình trạng của người học.

- Trường hợp người học bị xâm hại, bị bạo lực hoặc các vụ việc khác có mức độ phức tạp vượt quá khả năng can thiệp, hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục thực hiện chuyển, gửi đến một trong các cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp xã; Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em; Cơ quan Công an cấp xã; Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; Trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh hoặc các Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội cấp quận, huyện tại địa phương. Cơ sở giáo dục phối hợp với đơn vị tiếp nhận người học để hỗ trợ, theo dõi, giám sát quá trình tiếp nhận, can thiệp, trợ giúp bảo đảm phù hợp với nhu cầu của người học. Trường hợp người học bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học do vấn đề văn hóa, tôn giáo, di cư, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn vượt quá khả năng hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục thông báo trực tiếp hoặc báo cáo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người học cư trú để hỗ trợ, vận động người học trở lại trường hoặc có giải pháp quản lý tại địa phương.

Người làm công tác xã hội trong trường học phối hợp với giáo viên, cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã hỗ trợ người học sau khi kết thúc quy trình can thiệp, trợ giúp được tham gia một cách bình đẳng các hoạt động tại cơ sở giáo dục và cộng đồng; cập nhật và cung cấp thông tin về luật pháp, chính sách xã hội liên quan cho người học, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục và cha mẹ hoặc người giám hộ để giúp người học tiếp cận hệ thống trợ giúp xã hội.

Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng phong trào kết nghĩa giữa trường học với cơ quan, doanh nghiệp tại địa phương, huy động nguồn lực để hỗ trợ người học có hoàn cảnh đặc biệt, hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động công tác xã hội tại cơ sở giáo dục.

Luật sư Nguyễn Thiện Hùng

 

 
Người bị phạt tù được hưởng án treo trong trường hợp nào?
Chế độ làm việc đối với lao động chưa thành niên
​Người cố ý không thi hành bản án hành chính bị xử lý thế nào?
​Đòi hỏi về chuẩn mực ứng xử của Thừa phát lại
Chồng vướng nợ, vợ có phải chung trả khi ly hôn không?
​Người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng di sản?
Mức tiền phạt trong xử phạt vi phạm hành chính
Trường hợp nào thì bị xử phạt vi phạm hành chính
Khiếu nại Toà án về đưa người vào cơ sở cai nghiện
Người vi phạm được giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính?
Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hành chính
Biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù
Chế độ ưu đãi với thân nhân người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học
Người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Thủ tục cử hòa giải viên lao động tham gia hoà giải
Đối tượng được hưởng học bổng chính sách của Nhà nước
Các trường hợp bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Khiếu nại Thừa phát lại về thi hành án dân sự?
Điều kiện để cá nhân nhận thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở

HÌnh ảnh
  • Giống
    08/03/2024
    Một ông nói với bạn trong nhà dưỡng lão: - Tôi cảm thấy mình giờ cứ như hồi 18 ấy.
  • Sợ
    08/03/2024
    Hai bà nội trợ bàn luận chuyện đời: - Ngày xưa cũng khổ như nhau, vậy mà vui. Chứ bây giờ sợ lắm!
  • Tập thể dục?!
    08/03/2024
    Một người hỏi bạn: - Cậu có chạy thể dục buổi sáng không?
Liên kết web
Số lượt truy cập
Số lượt truy cập: 360680