30/08/2022 08:22        

Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hành chính

 

Nội dung câu hỏi:

Trong một số trường hợp người vi phạm hành chính bị xử phạt được giảm nhẹ, và có trường hợp bị xử lý nặng, chúng tôi được giải thích là do người vi phạm có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Xin cho biết cụ thể sự việc thế nào được coi là tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng?

(Câu hỏi của bạn Thiều Quang)

 

Ý kiến tư vấn:

Một trong những nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính là việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:

Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

a) Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

c) Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

d) Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

đ) Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

e) Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

g) Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

h) Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

 

Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;

g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;

h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;

m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

Các tình tiết tăng nặng trên đây khi đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Luật sư Nguyễn Thiện Hùng

 
Chế độ làm việc đối với lao động chưa thành niên
​Người cố ý không thi hành bản án hành chính bị xử lý thế nào?
​Đòi hỏi về chuẩn mực ứng xử của Thừa phát lại
Chồng vướng nợ, vợ có phải chung trả khi ly hôn không?
​Người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng di sản?
Mức tiền phạt trong xử phạt vi phạm hành chính
Trường hợp nào thì bị xử phạt vi phạm hành chính
Khiếu nại Toà án về đưa người vào cơ sở cai nghiện
Người vi phạm được giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính?
Vai trò công tác xã hội trong trường học
Biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù
Chế độ ưu đãi với thân nhân người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học
Người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Thủ tục cử hòa giải viên lao động tham gia hoà giải
Đối tượng được hưởng học bổng chính sách của Nhà nước
Các trường hợp bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Khiếu nại Thừa phát lại về thi hành án dân sự?
Điều kiện để cá nhân nhận thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở
Phát hiện, xử lý vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 1644198