30/05/2019 04:24        

Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em

Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em

Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi. Việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhằm bảo đảm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi,...) có cơ hội được người trong nước nhận làm con nuôi, được nuôi dưỡng và lớn lên ngay trên đất nước mình. Từ đó, bảo đảm trẻ em có điều kiện hòa nhập tốt vào đời sống cộng đồng dân tộc, với bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo... của Việt Nam và trở thành công dân tốt cho xã hội. Đây cũng là mục tiêu chung trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, Luật Nuôi con nuôi đã quy định cụ thể trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Theo đó, trường hợp trẻ em không được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình gốc (gia đình của những người có quan hệ huyết thống) thì cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ. 

1. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em; nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu không có người nhận trẻ em làm con nuôi thì lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;

2. Đối với trường hợp trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng:
Người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em. 
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi; nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết. 
Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng.

3. Đối với trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần có gia đình thay thế: 
- Cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách gửi Sở Tư pháp. 
- Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo 03 lần liên tiếp trên báo viết hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác của tỉnh. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để xóa tên trẻ em đó trong danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế. Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế cho Bộ Tư pháp;
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo tìm người
 
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm y tế năm 2019 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2019 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Một số vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp tại buổi Tọa đàm tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến mức độ 3: Còn nhiều khó khăn
Tình hình triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 (2014-2019) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước: Cần tháo gỡ khó khăn
Tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng 6 tháng đầu năm 2019 tại UBND thành phố Nha Trang
Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật B1
15 năm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh
Vướng mắc khi ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo quyết định ly hôn của Tòa án
Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi.
Thông tư 03/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng chưa phân biệt rõ giữa “tháo dỡ” và “phá dỡ”
Cần sớm ban hành quy định mới về giao dịch bảo đảm.
Một số thay đổi về chế độ đối với người nghỉ hưu trước tuổi
Quy định về chứng thực còn bất cập
Một số quy định mới về nuôi con nuôi tại Nghị định số 24/2019/NĐ-CP của Chính phủ
Trách nhiệm pháp lý khi để chó cắn chết người
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nghiện ma túy có còn là phương pháp thích hợp?
Quy định bất cập về tiền bán hồ sơ tham gia đấu giá
Đẩy mạnh cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến mức độ 3

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 1645151