18/07/2013 16:35        

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Người cán bộ tận tụy với công việc.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:

Người cán bộ tận tụy với công việc.

 

Đó là kết luận của ông Nguyễn Văn Quý – Chủ tịch UBND xã Diên Xuân (Diên Khánh, Khánh Hòa) khi nói về anh Nguyễn Sơn Long, công chức Tư pháp - Hộ tịch xã.   

 

Năm 2005, hưởng ứng phong trào trí thức trẻ tình nguyện về công tác ở cơ sở, anh Long tình nguyện công tác tại xã. Được phân công về bộ phận Văn phòng UBND xã với chức danh cán bộ Văn phòng – Thống kê. Năm 2008, anh trúng tuyển công chức cấp xã và tiếp tục công tác tại Văn phòng UBND xã. Tháng 7/2011, do cán bộ Tư pháp chuyển công tác khác, anh được lãnh đạo xã tin tưởng bố trí làm công tác Tư pháp – Hộ tịch cho đến nay. Dù không đúng chuyên môn được học (anh Long tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Tài chính – Kế toán), nhưng với phẩm chất cần cù, không ngại khó, thường xuyên tự học tập và học hỏi đồng nghiệp, anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Anh Nguyễn Sơn Long



Khi mới bắt tay vào công tác tư pháp, anh Long luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm phương thức hiệu quả nhất nhằm mang luật đến với người dân. Nhà khá xa nơi làm việc (gia đình anh ở xã Diên Phú, cách Diên Xuân gần 20 Km), công việc nhiều nên chuyện ở lại cơ quan buổi trưa và làm thêm ngoài giờ, làm thêm ngày nghỉ gần như là thường xuyên. Tranh thủ lúc rỗi rãi, anh tìm đọc các văn bản liên quan đến công tác tư pháp cơ sở, chỗ nào chưa hiểu anh mạnh dạn hỏi người đi trước. Có những lúc cảm thấy chưa yên tâm lắm về cách hiểu quy định pháp luật của mình, anh không ngại việc xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của lãnh đạo Phòng Tư pháp. Nhờ tinh thần cầu tiến, khắc phục khó khăn và nhất là không giấu dốt nên chỉ trong thời gian ngắn, anh Long đã nhanh chóng tiếp cận công việc và có nhiều sáng kiến áp dụng vào thực tiễn cho hiệu quả cao.

Qua nghiên cứu tài liệu về công tác tư pháp cơ sở, anh Long nhận thấy các hòa giải viên ở cơ sở có vai trò cực kỳ quan trọng đối với công tác tư pháp. Tìm hiểu quy định của tỉnh, anh thấy: tỉnh đã có quy định về kinh phí bồi dưỡng cho công tác hòa giải - trước là Quyết định số 19 của UBND tỉnh, nay là Nghị quyết số 21 của HĐND tỉnh  - nhưng lâu nay chưa thực hiện. Thời gian dài, các hòa giải viên trên địa bàn đã “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” dù quy định có mà trên thực tế chưa áp dụng, do đó, hiệu quả công tác hòa giải ở địa bàn không cao. Xuất phát từ thực tiễn đó, đầu năm 2012, anh đã mạnh dạn đăng ký danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở với đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở”.

Nắm chắc quy định, hiểu rõ tình hình hoạt động của 4 tổ hòa giải ở 4 thôn trên địa bàn nên việc đưa các giải pháp của Đề tài vào thực hiện không quá khó đối với anh. Một mặt, anh Long xây dựng kế hoạch, tranh thủ sự quan tâm của lãnh đạo xã để đề xuất kinh phí tổ chức tập huấn bồi d

 

  • Tiếc
    16/04/2024
    Một ông nổi tiếng keo kiệt phải cấp cứu vì ăn nhầm nấm độc. Sau khi được bác sỹ rửa ruột, tiêm thuốc, ông ta hồi tỉnh lại. Trước khi cho xuất viện, báo sỹ hỏi:
  • Giải đáp
    16/04/2024
    Bà vợ hỏi ông chồng: - Tại sao người ta chọn Giờ Trái đất vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm ông nhỉ?
  • Món ngon
    16/04/2024
    Hai bợp nhậu ngồi tám chuyện: - Đố ông, trong các món mồi nhậu, con gì ngon nhất?
Số lượt truy cập: 482323