22/02/2021 09:38        

Phân biệt hòa giải với đối thoại tại Tòa án

 

          Nội dung câu hỏi:

          Thông qua báo chí chúng tôi được thông tin pháp luật có quy định mới về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Vậy đề nghị luật sư cho khái niệm để phân biệt hòa giải với đối thoại. Có phải khi có quy định này thì tất cả các vụ án đều phải qua bước hòa giải, đối thoại này trong hoạt động xét xử không?

(Câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh)

 

          Ý kiến tư vấn:

          Ngày 16/6/2020 Quốc hội thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021). Luật đưa ra hai khái niệm: hòa giải và đối thoại. Theo đó, hòa giải, đối thoại được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

          Hòa giải, với đối thoại được phân biệt như sau:

          Hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Luật.

          Đối thoại tại Tòa án là hoạt động đối thoại do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính, nhằm hỗ trợ các bên tham gia đối thoại thống nhất giải quyết khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật.

          Như vậy, đối với vụ việc dân sự thì tiến hành theo cách thức hòa giải; đối với vụ án hành chính thì tiến hành theo cách thức đối thoại.

          Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đưa ra các nguyên tắc trong hòa giải, đối thoại, trong đó có nguyên tắc như: Các bên tham gia hòa giải, đối thoại phải tự nguyện hòa giải, đối thoại; tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải, đối thoại...

          Từ đó, Luật xác định những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án, đó là:

1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

2. Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

3. Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.

4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.

6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

          Qua đó cho thấy hòa giải, đối thoại tại Tòa án được tiến hành theo quy định của Luật, không phải mọi vụ việc dân sự, vụ án hành chính đều phải qua bước hòa giải, đối thoại tại Tòa án./.

Luật sư Nguyễn Thiện Hùng

 

HÌnh ảnh
  • Giống
    08/03/2024
    Một ông nói với bạn trong nhà dưỡng lão: - Tôi cảm thấy mình giờ cứ như hồi 18 ấy.
  • Sợ
    08/03/2024
    Hai bà nội trợ bàn luận chuyện đời: - Ngày xưa cũng khổ như nhau, vậy mà vui. Chứ bây giờ sợ lắm!
  • Tập thể dục?!
    08/03/2024
    Một người hỏi bạn: - Cậu có chạy thể dục buổi sáng không?
Liên kết web
Số lượt truy cập
Số lượt truy cập: 357914