15/02/2021 15:52        

Quy định về việc tiếp cận thông tin của công dân

          Nội dung câu hỏi:

          Cơ quan nhà nước ban hành nhiều văn bản, chính sách trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội... các chính sách có tác động trực tiếp đến người dân. Xin cho hỏi các quy định cơ bản của pháp luật giúp người dân thuận tiện trong việc tiếp cận với các thông tin đó?

(Câu hỏi của bạn Hoàng Minh)

         

          Ý kiến tư vấn:

Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 06 tháng 4 năm 2016. Theo Luật này, công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, bằng việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin, trừ thông tin không được tiếp cận; được tiếp cận có điều kiện.

          Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin là công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của Luật. Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ. Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác.

          Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau:

a) Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai;

b) Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

          Luật có quy định hạn chế quyền tiếp cận thông tin, với thông tin công dân không được tiếp cận và thông tin được tiếp cận có điều kiện.

          Thông tin công dân không được tiếp cận gồm:

1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.

2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

          Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện gồm:

1. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.

2. Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

          Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý theo quy định trên đây./.

Luật sư Nguyễn Thiện Hùng

 

 

  • Mùa nào thức nấy
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm ngồi tám chuyện: - Bước vô mùa nắng nóng là lại gặp mấy chuyện phiền toái, nào là đi hứng từng xô nước; rồi cúp điện, rồi bụi bay mù trời…
  • Bí quyết
    06/08/2024
    Hai bà hàng xóm nói chuyện với nhau: - Nhìn chị lúc nào cũng tươi vui. Bí quyết là gì thế?
  • Ý kiến
    06/08/2024
    Nhân viên mới trò chuyện với nhân viên cũ sau cuộc họp: - Sếp mình nói, là mai mốt chúng ta họp nội bộ cứ mạnh dạn đóng góp ý kiến, không có gì phải ngại hết. Tốt quá anh ha…
Số lượt truy cập: 90220