20/03/2017 15:05        

Chế độ thử việc đối với người lao động

Chế độ thử việc đối với người lao động

Nội dung câu hỏi:
(Câu hỏi của bạn Hoàng Khang)
Xin vào làm việc tại doanh nghiệp, họ bố trí tôi làm một khâu trong quy trình sản xuất, gọi là để thử việc. Sau ba tuần họ lại chuyển tôi sang làm công việc khác. Khi hết thời gian làm thử họ nói tôi chưa đáp ứng được yêu cầu công việc nên không nhận vào làm việc nữa. Tôi muốn được biết pháp luật quy định về chế độ thử việc đối với người lao động thế nào?

Tư vấn của luật sư: 
Theo Bộ luật lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải có những nội dung chủ yếu như: Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; công việc và địa điểm làm việc; thời hạn của hợp đồng; mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trang bị bảo hộ lao động cho người lao động. Trong đó tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. 
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Kết thúc thời gian thử việc, nếu việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiến hành giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động, Chính phủ đã quy định rõ, trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc là không quá 60 ngày hoặc không quá 30 ngày, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Từ các quy định của pháp luật được dẫn ra trên đây cho thấy, trong trường hợp của bạn, nếu trong thời gian thử việc theo hợp đồng mà người sử dụng lao động chuyển bạn làm công việc khác khác biệt về chuyên môn, kỹ thuật với công việc bạn đang làm dẫn đến đánh giá sai về kết quả công việc bạn được giao làm thử để không nhận bạn vào làm việc là không phù hợp với quy định của chế độ thử việc. 

(Luật sư Nguyễn Thiện Hùng)

 

  • Bao lâu?
    04/05/2024
    Một bà học lái ô tô nhưng rất khó tiếp thu. Một hôm bà hỏi giáo viên: - Tôi phải học bao lâu nữa thì lái được xe?
  • Hay
    04/05/2024
    Bà vợ vừa ra sân chung tập thể dục xong, quay vô bảo với chồng: - Từ nay khỏe rồi ông ơi, ra vô thoải mái mà không sợ giẫm phải “mìn”!
  • Sợ
    04/05/2024
    Hai ông bạn ngồi uống trà đọc báo, bỗng một ông lật đật đứng dậy định rời đi. Ông còn lại ngạc nhiên hỏi: - Đi đâu mà gấp gáp vậy ông?
Số lượt truy cập: 597912